'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Liên quan đến hàng loạt thông tin tại văn bản VAFI (Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) gửi tới Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng các Bộ, ngành liên quan cho rằng Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn đã "thổi phồng" thành tích kinh doanh năm 2019, không thực hiện bất kỳ công việc gì cho tiến trình niêm yết chứng khoán, ngày 9/7, ông Phan Tuấn Linh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn - thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã chính thức có văn bản gửi các cơ quan chức năng và thông cáo báo chí khẳng định những thông tin trên là không có cơ sở.
Theo ông Phan Tuấn Linh, sau khi chính thức tiếp quản quyền quản lý điều hành từ ngày 29/6/2019, Vinalines đã chỉ đạo những người đại diện phần vốn tại cảng Quy Nhơn phối hợp với HĐQT bằng mọi giải pháp quyết tâm thực hiện vượt mức kế hoạch do ĐHĐCĐ năm 2019 thông qua.
Nhờ thực hiện một loạt các giải pháp tổng thể, sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2019 đạt hơn 9,1 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2018. Trong đó, hàng container đạt 136.817 teus, tăng 7,5% so với năm 2018.
Năm 2019, tổng doanh thu thực hiện năm 2019 đạt hơn 812 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu kinh doanh và dịch vụ thực hiện ước đạt gần 800 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018, tương đương với 82,67 tỷ đồng (không phải là 100 tỷ đồng theo văn bản 920 của VAFI).
“Các số liệu trên là số liệu theo báo cáo tài chính năm 2019 của cảng Quy Nhơn đã được công ty kiểm toán độc lập nằm trong danh sách Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép đủ điều kiện thực hiện kiểm toán. Như vậy, việc VAFI nêu HĐQT cảng Quy Nhơn "thổi phồng" thành tích kinh doanh năm 2019, báo cáo không trung thực là không có căn cứ, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của cảng Quy Nhơn”, ông Linh cho hay.
Cũng liên quan đến vấn đề doanh thu, lợi nhuận, Tổng giám đốc Phan Tuấn Linh cho biết, trong tổng số gần 800 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2019 của cảng Quy Nhơn, doanh thu khai thác cảng năm 2019 là hơn 460 tỷ đồng (chiếm 57,59%, tăng 2,8% so với năm 2018); doanh thu xăng dầu và bán lốp xe là gần 145 tỷ đồng (chiếm hơn 18%, tăng 19,9% so với năm trước); doanh thu vận tải bộ và vận tải thủy đạt hơn 187,6 tỷ đồng (chiếm 23,46%, tăng 32,47% so với năm 2018).
Theo số liệu nêu trên, dù sản lượng hàng thông qua năm 2019 tăng 787 nghìn tấn, nhưng hàng container chỉ tăng 133.000 tấn, còn lại là hàng tổng hợp. Với kết cấu hàng hóa như vậy, doanh thu khai thác cảng chỉ tăng 2,8% tương đương 12,59 tỷ đồng (doanh thu này đã bao gồm khoảng 13% doanh thu tàu lai sụt giảm do trước khi bàn giao về Vinalines, công ty thực hiện điều chỉnh chính sách thuê tàu lai). Kết quả này phù hợp kết cấu hàng hóa và thực tế hoạt động kinh doanh khai thác.
Về chi phí hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính được công bố, chi phí nhân công năm 2019 tăng 13,6 tỷ đồng so với năm 2018 do sau khi tiếp quản, ban điều hành nhận được 54 kiến nghị của người lao động; trong đó có 29 kiến nghị về lĩnh vực tiền lương.
Trên cơ sở rà soát lại tình hình lao động tiền lương của công ty thì giai đoạn công ty thuộc điều hành của nhà đầu tư tư nhân (từ năm 2015 đến năm 2018), quỹ tiền lương hàng năm do HĐQT phê duyệt, với mức thu nhập của người lao động ngày càng giảm dần. Năm 2019, sau khi chuyển giao phần vốn về Vinalines, quỹ tiền lương kế hoạch do Vinalines xem xét, cho ý kiến để người đại diện phần vốn của tổng công ty tại cảng Quy Nhơn tham gia biểu quyết, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Năm 2019, đơn giá tiền lương kế hoạch của người lao động bằng 13,48 triệu đồng/tháng, tăng 12% so với tiền lương bình quân thực hiện năm 2018. Tuy nhiên, theo số liệu quyết toán để đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận năm 2019, công ty chỉ thực hiện mức tiền lương bình quân của người lao động bằng 13,2 triệu đồng/tháng, tăng 8% so với năm 2018 và bằng 98% so kế hoạch được duyệt.
Cùng đó, năm 2019, với sản lượng hàng hóa tăng trưởng 9,5% trong khi phương tiện máy móc thiết bị của cảng đã cũ do đó, để đảm năng suất xếp dỡ hàng hóa, nhiều phương tiện thiết bị của cảng phải đưa vào thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế vật tư, phụ tùng. Vì vậy chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản năm 2019 tăng cao với tổng chi phí hơn 20 tỷ đồng, tăng 11,15 tỷ đồng so với năm 2018.
“Nếu loại trừ các yếu tố chi phí tăng do thay đổi về chế độ tiền lương, sửa chữa phương tiện thiết bị và yếu tố giảm khấu hao mà không tính thêm các yếu tố khác, tổng lợi nhuận năm 2019 của công ty còn vượt xa với số liệu tại báo cáo tài chính”, ông Linh khẳng định.
Bên cạnh đó, theo số liệu của cảng, sản lượng 6 tháng đầu năm 2018 của cảng là 3,87 triệu tấn, lợi nhuận trước thuế là hơn 61 tỷ đồng. Sáu tháng cuối năm 2018 sản lượng đạt 4,44 triệu tấn, lợi nhuận đạt gần 59 tỷ đồng. Số liệu thực tế trên phản ánh không phải sản lượng tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng.
Hơn nữa, Bình Định có đặc điểm mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, giai đoạn này việc làm các hàng tổng hợp, đặc biệt là hàng bao và hàng dăm gỗ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy sản lượng hàng thông qua cảng 6 tháng cuối năm thường có xu thế thấp hơn 6 tháng đầu năm.
Thực tế, 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, tuy nhiên với nhiều nỗ lực, sản lượng hàng hóa qua cảng 6 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 5,2 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến doanh thu khai thác và dịch vụ đạt 421 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
“Kết quả này là minh chứng cho việc Vinalines đang quản trị vận hành cảng Quy Nhơn tốt, không như các nhận định của VAFI gây hiểu nhầm định hướng dư luận là cứ doanh nghiệp nhà nước là làm ăn thua lỗ, quản trị yếu kém”, ông Linh tái khẳng định.
Liên quan đến nhận định, suất đầu tư cải tạo nâng cấp bến 1 cảng Quy Nhơn cao hơn giá thị trường, ông Phan Tuấn Linh cho biết, công trình bến cảng biển là công trình có tính chất chuyên ngành, không phải là công trình xây dựng phổ biến, chi phí đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đồng thời, cơ quan có thẩm quyền không xây dựng, ban hành suất vốn đầu tư cho công trình bến cảng biển.
Do đó, phương pháp xác định tổng mức đầu tư phù hợp theo quy định là xác định khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức biện pháp thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.
Trước đó, tại Văn bản số 920 gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan, VAFI cho rằng, HĐQT cảng Quy Nhơn đã "thổi phồng" thành tích kinh doanh năm 2019. Cụ thể, báo cáo tài chính 2019 của cảng Quy Nhơn, lợi nhuận trước thuế đạt 128,5 tỷ đồng, tăng 7% so với 2018. Nhưng thực tế không phải như vậy mà giảm 3 tỷ đồng so với năm 2018, đạt 120 tỷ đồng.
Lý do VAFI đưa ra là năm 2019 khấu hao cơ bản 51,9 tỷ đồng, năm 2018 khấu hao cơ bản 62,6 tỷ đồng, như vậy khấu hao của 2019 đã giảm 10,7 tỷ đồng. Nếu mức khấu hao năm 2019 như năm 2018, lợi nhuận trước thuế năm 2019 chỉ là 117,8 tỷ đồng.
Cũng theo VAFI, trong 6 tháng đầu năm 2019, Công ty Hợp Thành báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt hơn 56 tỷ đồng. Nhưng 6 tháng cuối năm dưới sự điều hành của người Vinalines cử xuống, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 47 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.