Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, trong năm 2022, HFIC đã thu về khoản lãi trước thuế tăng đột biến lên tới 4.872 tỷ đồng. Bên cạnh kết quả kinh doanh, khoản lãi kể trên còn đến từ việc công ty được hoàn nhập khoản rủi ro cho vay với giá trị 1.965 tỷ đồng.
Cũng trong báo cáo tài chính 2022, các hoạt động kinh doanh thuộc nhóm công ty con của HFIC đều ghi nhận diễn biến khởi sắc. Nổi bật là Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết TP. HCM khi mang lại 86% trong tổng số 12.572 tỷ đồng doanh thu của HFIC.
Sau đại dịch, kết quả kinh doanh của công ty xổ số truyền thống TP. HCM ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả doanh thu và lợi nhuận. Số nộp ngân sách Nhà nước của công ty này cũng lên tới 4.437 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2021.
Báo cáo tài chính còn cho biết các nguồn thu khác của HFIC còn có tiền cho thuê bất động sản, xây lắp công trình, lãi tiền gửi - cho vay, hoạt động ủy thác đầu tư và tư vấn...
Với các khoản mang đi đầu tư của HFIC, hiện giá trị danh mục đầu tư của công ty vào khoảng 10.155 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của HFIC bao gồm hơn 5.000 tỷ đồng góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác; hơn 3.900 tỷ đồng cho vay; gần 1.100 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và 150 tỷ đồng đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Các khoản đầu tư trên cũng mang về cho HFIC số tiền 170 tỷ đồng cổ tức và lợi nhuận được chia trong năm 2022.
Về các khoản cho vay, HFIC cho biết đã trích lập 1.907 tỷ đồng dự phòng rủi ro về cho vay.
Tại ngày 31/12/2021, HFIC có 2.081 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn. Sau một năm, khoản nợ đã được phân loại lại trở thành nợ đủ tiêu chuẩn.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HFIC đạt hơn 16.200 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM tiền thân là Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP. HCM (HIFU), có vai trò là công cụ tài chính của thành phố trong việc xây dựng cơ chế huy động vốn tập trung để đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và một số lĩnh vực công nghiệp then chốt trên địa bàn.
HFIC chính thức hoạt động dưới mô hình công ty từ ngày 13/04/2010 nhằm huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các lĩnh vực, ngành nghề mà thành phố cần ưu tiên đầu tư.
Ngày 25/6, các đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Các chính sách mới lần đầu tiên được quy định tại dự thảo nghị quyết với 4 nhóm vấn đề gồm: Đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đất đai, quy hoạch; tổ chức bộ máy TP. HCM và TP. Thủ Đức.
Từ đó đặt ra vai trò và sứ mệnh của HFIC cũng như các doanh nghiệp nhà nước thành viên của HFIC trong thời gian tới. HFIC tiếp tục tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế TP. HCM.
HFIC cần tham gia sâu hơn, chủ động hơn trong việc cùng thành phố hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế, dự kiến cuối năm TP. HCM sẽ trình Quốc hội khung pháp lý về Trung tâm Tài chính quốc tế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.