Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, phó Cục trưởng Cục CSGT (C08, Bộ Công an), cho biết đơn vị này đang nghiên cứu đề xuất quy định trừ điểm trực tiếp trên giấy phép lái xe (GPLX) đối với người vi phạm.
Theo Đại tá Bình, hiện nay Việt Nam đang áp dụng hình thức tước GPLX có thời hạn và xử lý vi phạm hành chính xong thì trả lại bằng lái, cách thức này dẫn tới tình trạng “phạt cho tồn tại” và đi ngược với xu thế của thế giới.
Với cơ sở dữ liệu về GPLX được cập nhật trên hệ thống điện tử, việc áp dụng công nghệ sẽ đảm bảo cho công tác xử lý vi phạm giao thông. Khi bị trừ 50% điểm trên GPLX, chủ sở hữu phương tiện sẽ cận kề nguy cơ bị tước GPLX nếu tái diễn vi phạm.
Cục phó C08 cho rằng trừ điểm GPLX sẽ hạn chế được tiêu cực, người vi phạm nâng cao được ý thức chấp hành tham gia giao thông, luôn cảnh giác với việc sẽ bị tước quyền điều khiển phương tiện. Đơn vị này cũng kiến nghị sửa Luật Giao thông theo hướng phù hợp với tình hình thực tế và học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến; sửa Luật xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo chứng cứ phải quan trọng hơn thủ tục.
Ngay sau khi đưa ra, đề xuất trên đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Bên cạnh việc ủng hộ, nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi, lộ trình triển khai, cách thức áp dụng… của đề xuất này.
Cần nghiên cứu kĩ về “thang điểm”
Nói về đề xuất trên, Đại tá Trần Sơn, nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), ủng hộ và cho rằng hình thức xử phạt trừ điểm hiện đã được nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Trước đây, Việt Nam cũng từng áp dụng hình thức cắt ô hoặc bấm lỗ, đánh dấu số lần vi phạm, đến mức độ nào đó thì sẽ bị tước GPLX.
“Với tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra trong đó có lỗi trực tiếp của người điều khiển phương tiện thì việc siết chặt công tác quản lý GPLX là điều cần thiết” – Đại tá Sơn nói.
Đề xuất này được cho rằng sẽ nâng cao ý thức của các tài xế
Ông nhận định việc xử phạt hành chính trên tinh thần của Nghị định 46/2016 như hiện nay ngoài những kết quả tích cực mang lại thì một số trường hợp còn chưa đủ sức răn đe đối với các tài xế vi phạm, đặc biệt là với các lỗi trực tiếp dẫn tới TNGT nghiêm trọng. Do vậy, đề xuất trừ điểm trên GPLX đối với chủ phương tiện là rất hợp lý.
Tuy nhiên, việc thực hiện đề xuất này phải có lộ trình, ngoài cơ sở vật chất thì cần sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, phải có sự chia sẻ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả.
Đặc biệt, các nhà chuyên môn phải nghiên cứu và lấy ý kiến rộng rãi về số điểm quy định với mỗi GPLX là bao nhiêu, mỗi một lỗi vi phạm tương ứng với bao nhiêu điểm, mức độ vi phạm khác nhau thì số điểm bị trừ cũng phải tương ứng. Toàn bộ quá trình này phải được thực hiện công khai, minh bạch, có thể học tập kinh nghiệp của nước ngoài.
“Bên cạnh việc xử phạt, tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để các tài xế hiểu được quy định pháp luật về giao thông, nâng cao lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của họ. Cùng với đó là siết chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX,…” – Đại tá Sơn cho hay.
Lo ngại tiêu cực gia tăng
Ông Bùi Danh Liên (Hiệp hội Vận tải Hà Nội) cho biết rất hoan nghênh việc các cơ quan nhà nước tìm mọi giải pháp để tác động đến các tài xế, nhằm hạn chế vi phạm. Tuy nhiên, đề xuất này là một vấn đề mới, tác động đến quyền lợi của nhiều người dân, nhiều loại tài xế (vận tải, hành khách, cá nhân,…)nên cần nghiên cứu thấu đáo, lấy ý kiến rộng rãi.
“Chún ta từng có quy định cắt ô, bấm lỗ nhưng đều bị bãi bỏ do không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, nếu áp dụng thì chỉ nên thí điểm trước chứ không nên triển khai đại trà ngay tức khắc” – ông Liên nêu quan điểm.
Bên cạnh sự ủng hộ, nhiều ý kiến cũng lo ngại tiêu cực sẽ phát sinh trong quá trình áp dụng việc trừ điểm
Vị này cũng cho rằng một vấn đề có thể nảy sinh đó là quá trình xử phạt và trừ điểm có được thực hiện công khai, minh bạch hay không. Ví dụ việc xử phạt đèn vàng giống như đèn đỏ vẫn còn đang gây tranh cãi rất nhiều, khi áp dụng trừ điểm chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Do đó, đề xuất đòi hỏi phải được nghiên cứu rất thận trọng, khách quan.
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Văn Long (tài xế taxi tại Hà Nội) cho rằng đề xuất của lãnh đạo Cục CSGT là rất hay, nếu thực hiện được chắc chắn sẽ góp phần nâng cao ý thức của các lái xe.
Tuy nhiên, anh Long bày tỏ sự băn khoăn về việc đề xuất sẽ có lộ trình thực hiện như thế nào, nếu áp dụng thì có cần thay đổi bằng lái xe hay không, kinh phí ra sao…?
“Xử phạt như hiện nay đã có rất nhiều trường hợp tiêu cực của CSGT, không biết áp dụng hình thức mới thì có giảm đi hay lại tăng lên. Bởi nếu chỉ phạt tiền và tước GPLX tạm thời như bây giờ thì tài xế chỉ mất tiền hoặc một thời gian không được lái xe, nhưng nếu trừ điểm và bị tước hẳn GPLX thì sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Các tài xế khi có số điểm gần với mức bị tước GPLX chắc chắn sẽ tìm mọi cách để thỏa thuận với CSGT, khi đó rất có thể sinh ra tiêu cực…”, anh Long đặt vấn đề.
Xem thêm: Thượng tá và Đại úy CSGT Võ Đình Thường là một người
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.