Tiêu điểm

Cử tri muốn Nhà nước có quyết sách rõ ràng, mạnh mẽ, thái độ kiên quyết trong vấn đề Biển Đông

(VNF) – Sau kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, có ít nhất 4 nhóm cử tri của các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Nghệ An và Phú Thọ kiến nghị với Chính phủ về vấn đề Biển Đông. Trong đó, cử tri tỉnh Nghệ An đề nghị Nhà nước cần có các quyết sách rõ ràng, mạnh mẽ, thể hiện thái độ kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cử tri muốn Nhà nước có quyết sách rõ ràng, mạnh mẽ, thái độ kiên quyết trong vấn đề Biển Đông

Cử tri muốn Nhà nước có quyết sách rõ ràng, mạnh mẽ, thái độ kiên quyết trong vấn đề Biển Đông

Trả lời cử tri tỉnh Nghệ An, Chính phủ cho hay trong thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp; công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo liên tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên họp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, và đấu tranh trên thực địa trước các hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Theo chủ trương trên, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh đế kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của Việt Nam; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, duy trì quan hệ với các nước, phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Cụ thể, Nhà nước kiên trì chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các thỏa thuận song phương, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); chủ động thúc đẩy các cơ chế, diễn đàn với Trung Quốc và các nước liên quan để tìm kiếm các giải pháp lâu dài, sáng tạo trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với lợi ích của các bên.

Hai là xử lý mọi diễn biến trên biển một cách bình tĩnh, cương quyết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích chính đáng, triển khai thành công các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Ba là nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới; tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Bốn là thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC, đàm phán xâỵ dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù họp với luật pháp quốc tế; chủ động cùng các nước liên quan tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực khác nhau.

Năm là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Biển Đông với nhiều hình thức khác nhau nhằm thống nhất nhận thức, củng cố đoàn kết trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và kiều bào ta ở nước ngoài; đồng thời nêu vấn đề Biển Đông một cách phù hợp tại các hội nghị của Liên hợp quốc, ASEAN và nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực khác để cộng đồng quốc tế hiểu, ủng hộ lập trường chính nghĩa và quan điểm đúng đắn, có cơ sở luật pháp quốc tế của ta.

Trong phần trả lời kiến nghị của cử tri các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Chính phủ đã nói rõ hơn về công tác đối ngoại về vấn đề Biển Đông.

Cụ thể, Chính phủ ch hay Bộ Ngoại giao, các cơ quan Chính phủ và các cơ quan đại diện ở ngoài nước đã kịp thời phối họp với các bộ, ngành liên quan tiến hành đấu tranh ngoại giao ở các cấp, các kênh khác nhau, dưới nhiều hình thức.

Đối với Trung Quốc, Chính phủ tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi, trao công hàm, giao thiệp phản đối trong các dịp tiếp xúc và chuyến thăm cấp cao, hội đàm song phương, trao đổi bên lề các hội nghị quốc tế và diễn đàn đa phương hoặc trong khuôn khổ các cơ chế đàm phán về vẩn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc;

Bên cạnh đó, kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi lí và hoạt động vi phạm của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hoạt động này; không tiếp diễn các hành động làm phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hoạt động quân sự hóa, cản trở các hoạt động phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích của Việt Nam.

Đối với các nước, các đối tác, bạn bè gần xa, các tổ chức quốc tế và khu vực, Chính phủ chủ động tiếp xúc, thông tin, vận động sự ủng hộ của cộng đồng và dư luận quốc tế, làm rõ để các nước hiểu chính sách của ta. Lập trường và chính nghĩa của ta được nhiều nước trong và ngoài khu vực ủng hộ, ghi nhận trong các văn kiện của các hội nghị có liên quan. Đồng thời, nhiều nước cũng có tiếng nói mạnh mẽ phê phán các hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của ta…

Tin mới lên