Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Theo vị đại diện, báo cáo này sẽ là cơ sở để Tổng cục Thuế báo cáo với Bộ Tài chính vì hiện nay Bộ Tài chính đang kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét lại toàn bộ vụ việc truy thu thuế này.
Trước đó, cuối tháng 12/2018, Cục thuế TP. HCM ra 5 quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Sabeco. Tổng số tiền cưỡng chế mà Cục thuế TP. HCM áp với Sabeco bao gồm tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2007 - 2015 hơn 2.645 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hành chính hơn 494 tỷ đồng.
Sau khi nhận 5 quyết định cưỡng chế, Sabeco cũng đã có văn bản gửi đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM để thông tin về việc công ty đã bị Cục Thuế TP. HCM cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Tại văn bản này, Sabeco cho rằng quan điểm của công ty này luôn rõ ràng và nhất quán từ năm 2015 khi Kiểm toán Nhà nước ban hành kết luận kiểm toán, trong đó Sabeco không có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc kê khai, tính và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sabeco cũng cho biết công ty luôn thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế TP. HCM trong những năm qua về vấn đề này.
Văn bản cũng nêu rõ Cục Thuế TP. HCM thực hiện việc cưỡng chế nói trên đã vi phạm pháp luật (cưỡng chế thi hành khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực), mâu thuẫn với chính hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế TP. HCM cho vấn đề này.
Đầu tháng 1, Sabeco cho biết công ty nhận được 8 quyết định do Cục thuế TP. HCM ban hành ngày 2/1. Căn cứ theo 8 quyết định trên, Cục trưởng Cục thuế TP. HCM quyết định dừng thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Sabeco (theo các quyết định do cơ quan này ban hành ngày 28/12/2018).
Các quyết định trên được ban hành để thực hiện Công văn số 01/VPCP-KTTH ngày 2/1/2019 của Văn phòng Chính phủ. Cụ thể, trong ngày 2/1, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Tài chính, UBND TP. HCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của Sabeco trong việc cưỡng chế nộp tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính đối với thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007 - 2015.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Thuế TP. HCM chưa cưỡng chế Sabeco nộp tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính bởi Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xem xét, xử lý kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ về vấn đề này.
Đối với Công ty Unilever Việt Nam, khi kiểm toán ngân sách TP. HCM năm 2015, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu doanh nghiệp này hơn 800 tỷ đồng. Sau khi đối chiếu số liệu, số tiền truy thu thuế của Unilever Việt Nam còn 575 tỷ đồng. Sau đó, Cục Thuế TP. HCM ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản theo quy định.
Cũng như Sabeco, Unilever Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét chưa cưỡng chế để chờ kết luận cuối cùng.
Theo Unilever, “vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp mà Unilever đang gặp phải do có sự khác nhau giữa Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn trước năm 2014 là vấn đề chung nhiều công ty đang kiến nghị Thủ tướng giải quyết, nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và giới ngoại giao”.
Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2019 diễn ra vào cuối tháng 1, Cục trưởng Cục Thuế TP. HCM Trần Ngọc Tâm cũng đã kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính sớm có chỉ đạo xung quanh việc xử lý truy thu thuế với Sabeco và Công ty Unilever Việt Nam.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.