Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tăng công suất nội địa
Dữ liệu hải quan chính thức của Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu tổng cộng 479,5 tỷ đơn vị mạch tích hợp (IC) trị giá 349,4 tỷ USD trong năm 2023, giảm 10,8% theo khối lượng và giảm 15,4% giá trị so với năm 2022.
Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường sản xuất trong nước để cắt giảm sự phụ thuộc vào chip nước ngoài. Do đó, theo các chuyên gia, chính sách của Washington sử dụng các hạn chế thương mại để cố gắng ngăn chặn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc có thể sắp gây tác dụng ngược.
Theo TrendForce, Trung Quốc hiện có 44 nhà máy chế tạo tấm wafer, trong đó 25 nhà máy sản xuất tấm wafer 12inch, 15 nhà máy sản xuất tấm wafer 8inch, và 4 nhà máy sản xuất tấm wafer 6inch.
Cơ quan nghiên cứu Đài Loan mới đây tiết lộ thêm rằng có 22 nhà máy đang được xây dựng ở nước này, trong đó có 15 nhà máy là cơ sở 12inch và 8 nhà máy được thiết lập để sản xuất tấm wafer 8inch. Ngoài ra còn có thêm 10 nhà máy nữa đang được lên kế hoạch triển khai, nâng tổng số lên 32 nhà máy sản xuất tấm wafer quy mô lớn, tất cả đều tập trung vào việc sản xuất chip với các quy trình dựa trên công chip nghệ trưởng thành.
Chip trưởng thành là những chip được sản xuất trên các quy trình công nghệ đã được phát triển và hoàn thiện trong nhiều năm, thường được xem là chip đời cũ (legacy chip). Chúng từ lâu đã bị các nhà máy chế tạo sản xuất chất bán dẫn tiên tiến bỏ lại phía sau, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi để sản xuất chip cho các ứng dụng như thiết bị gia dụng và ngành công nghiệp ô tô.
Theo phân tích của TrendForce, các cơ sở sản xuất chip ở Trung Quốc có thể tăng công suất tới 60% trong vòng 3 năm tới, có thể sớm nhất là vào năm 2026.
Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước đã nêu rõ rằng các cuộc chiến chip của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chỉ củng cố đất nước và thúc đẩy nỗ lực tự cung cấp công nghệ.
Tờ Thời báo toàn cầu (Global Times) của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết trong một bài xã luận rằng tỷ lệ tự cung cấp chip của Trung Quốc có thể đạt 70% vào năm 2025.
Nước này đã đạt được tiến bộ về chip cấp thấp, đồng thời tuyên bố rằng khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và các nhà sản xuất chip phương Tây đang thu hẹp đối với các loại chip tiên tiến hơn như flash NAND và DRAM.
“Cuộc chiến chip sẽ giúp tăng thêm tỷ lệ tự cung cấp chip của Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc tăng tốc đổi mới độc lập và nâng cao hơn nữa sức mạnh chip của chúng tôi”, một bài xã luận của Global Times khẳng định.
Tác động tới thị trường toàn cầu
Các chuyên gia và các nhà sản xuất chip Trung Quốc muốn sử dụng năng lực sản xuất ngày càng tăng của mình để bán ra thị trường toàn cầu rộng lớn hơn, cũng như phục vụ nhu cầu nội địa khổng lồ. Bắc Kinh được cho là đang tiêu thụ hơn 50% tổng số chất bán dẫn được sản xuất trên toàn thế giới.
Trendforce dự đoán rằng một làn sóng chip từ Trung Quốc có thể tràn vào thị trường toàn cầu và dẫn đến cuộc chiến về giá.
Đây sẽ là tin tốt cho khách hàng đang thiếu nguồn cung chip, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Nhưng các chuyên gia cho rằng điều này có thể dấn tới phản ứng từ các công ty bán dẫn ở các quốc gia khác, ví như họ sẽ là cắt lỗ và ngừng sản xuất những con chip như vậy và thay vào đó chuyển sang sản xuất các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn.
Xem thêm >> Tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, căng thẳng kinh tế vẫn đang rình rập Trung Quốc
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.