Cuộc chiến chip Mỹ – Trung lan dần sang châu Âu

Thuỷ Bình - 26/11/2022 11:40 (GMT+7)

(VNF) - Trong thời gian gần đây, có ít nhất 2 thoả thuận về các nhà máy chip tại châu Âu đã gặp rắc rối do có liên quan tới Trung Quốc. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy cuộc chiến chip, trước đây đã và đang xảy ra gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, giờ đây đang lan dần tới châu Âu.

VNF
Mỹ được cho là đang tạo sức ép lên các đồng minh để hạn chế thế lực Trung Quốc trong ngành bán dẫn toàn cầu.

Những dấu hiệu đáng ngại

Tuần trước, chính phủ Vương quốc Anh đã ra lệnh cho một công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc hủy bỏ việc tiếp quản nhà sản xuất chip lớn nhất London là Newport Wafer Fab, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Cụ thể, ngày 16/11, Bộ trưởng Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Anh, ông Grant Shapps đã yêu cầu hãng chip Nexperia bán lại số cổ phần tại Newport Wafer Fab mà công ty này đã thâu tóm với giá 63 triệu Bảng Anh (75 triệu USD) trước đó.

Nexperia là một công ty có trụ sở ở Hà Lan nhưng thuộc sở hữu một phần của một công ty nhà nước Trung Quốc Wingtech niêm yết ở Thượng Hải. Công ty này đã mua cổ phần tại Newport Wafer Fab từ năm 2021 và sau đó đổi tên Newport Wafer Fab thành Nexperia Newport Limited (NNL).

Sự việc diễn ra chỉ vài ngày sau khi một thương vụ bán nhà máy chip khác bị chặn ở Đức. Theo đó, Bộ kinh tế Berlin đã cấm Elmos Semiconductor, một nhà sản xuất chip ô tô, bán nhà máy của họ ở thành phố Dortmund cho Silex, một công ty con tại Thụy Điển của Sai Microelectronics của Trung Quốc.

Cả hai giao dịch đều bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về an ninh quốc gia và có liên quan đến việc mua lại của các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc. Các chuyên gia pháp lý cho biết hai quyết định này rất đáng chú ý vì ban đầu mỗi thỏa thuận được cho là đã được thông qua.

Sản xuất chip đã nổi lên như một mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ-Trung. Giờ đây, hai thỏa thuận rắc rối cho thấy áp lực cũng đang gia tăng ở châu Âu, đặc biệt là khi các quan chức phương Tây phải đối mặt với những lời kêu gọi không để Trung Quốc kiểm soát các lĩnh vực then chốt.

Xiaomeng Lu, giám đốc công nghệ địa lý của Eurasia Group cho biết: “Những quyết định này đánh dấu sự chuyển hướng sang lập trường cứng rắn hơn đối với đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp quan trọng ở châu Âu”.

“Áp lực của Mỹ chắc chắn đã góp phần vào những quyết định này. Ý thức ngày càng tăng về chủ quyền công nghệ cũng có khả năng thúc đẩy những động thái này, các chính phủ trên khắp thế giới đang ngày càng xem ngành công nghiệp chất bán dẫn như một nguồn tài nguyên chiến lược và tìm cách bảo vệ chúng khỏi sự tiếp quản của nước ngoài”, ông Lu nhận định.

Không còn là cuộc chiến riêng của Mỹ - Trung

Chip và nguồn cung bán dẫn vốn là lĩnh vực dang làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington đã tuyên bố tình trạng thiếu chất bán dẫn là một vấn đề an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng cạnh tranh về công nghệ tiên tiến.

Theo ông Xiaomeng Lu, năm nay, Mỹ đã tăng cường các hạn chế của riêng mình và thúc ép các đồng minh ban hành chính sách của họ.

Vào tháng 8, chính phủ Mỹ đã ra lệnh cho hai nhà sản xuất chip hàng đầu là Nvidia và AMD ngừng xuất khẩu một số chip hiệu năng cao sang Trung Quốc.

Hai tháng sau, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng, cấm các công ty Trung Quốc mua chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip mà không có giấy phép.

Các quy tắc cũng hạn chế khả năng cung cấp hỗ trợ cho việc phát triển hoặc sản xuất chip của công dân Mỹ hoặc chủ thẻ xanh của Mỹ tại một số cơ sở sản xuất nhất định ở Trung Quốc.

Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi phương Tây “cẩn thận để không tạo ra sự phụ thuộc mới” vào Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp nghị viện NATO ở Madrid, ông Stoltenberg cho biết ông đang chứng kiến “những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc” nhằm kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng, chuỗi cung ứng và các ngành công nghiệp chủ chốt của phương Tây.

Nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức cũng đã cho thấy sự giám sát chặt chẽ hơn đối với người mua Trung Quốc trong năm nay.

Tháng trước, gã khổng lồ vận tải nhà nước Trung Quốc Cosco đã đấu thầu để mua cổ phần của một nhà điều hành cảng Hamburg đã gây ra tranh cãi tương tự về an ninh quốc gia. Dưới áp lực của một số thành viên trong chính phủ Berlin, quy mô đầu tư sau đó đã bị hạn chế.

Ngoài ra, chính phủ Hà Lan cũng được cho là đang phải đối mặt với áp lực từ Mỹ trong việc hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là từ ASML, một nhà sản xuất thiết bị bán dẫn đang nắm giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường máy in thạch bản.

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Mặc dù chưa chính thức “tuyên chuyến” với các đồng minh của Mỹ, Trung Quốc cũng đã phản ứng trước sự ngăn chặn quyết liệt của các chính phủ châu Âu với 2 thương vụ gần đây.

“Chúng tôi kiên quyết phản đối động thái của Vương quốc Anh, đồng thời kêu gọi Vương quốc Anh tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, cung cấp một môi trường kinh doanh công bằng, chính đáng và không phân biệt đối xử”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói với báo giới.

“Vương quốc Anh đã phóng đại quá mức khái niệm an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực nhà nước”, bà Mao nói thêm.

Zhao Lijian, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã kêu gọi Đức và các nước khác “kiềm chế chính trị hóa hợp tác kinh tế và thương mại bình thường” tại một cuộc họp báo hồi đầu tháng 11.

Xem thêm >> Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong cuộc đua săn ‘vàng trắng’ lithium

Theo CNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.