‘Cuộc chiến’ tài chính, tiền tệ trong những ngày đầu độc lập

Cẩm Thư - 31/08/2019 13:56 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù giành được chính quyền và tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/1945 nhưng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà phải đối diện với một nền tài chính hết sức kiệt quệ và âm mưu lũng đoạn của quân đội Tưởng Giới Thạch.

VNF
Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội – nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập Bộ Tài chính để phục vụ cho việc chi tiêu của Chính phủ, xây dựng và quản lý việc thu chi ngân sách, từng bước xây dựng và phát triển nền tài chính, tiền tệ của nước Việt Nam độc lập.

Nền tài chính của Nhà nước cách mạng trong buổi đấu hết sức kiệt quệ. Ngân sách quốc gia lúc đó chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Các khoản thu từ thuế giảm sút.

Trong khi nguồn thu quá ít ỏi không thể đáp ứng được nhu cầu chi lớn thì Nhà nước lại chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương.

Thêm vào đó, khi vào nước ta, quân đội của Tưởng Giới Thạch bắt nhân dân ta phải tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ của chúng nhằm làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia Việt Nam.

Vừa vào Hà Nội, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã dán một bản cáo thị lên tường các phố phường như sau:

"Quân đội Trung Hoa được lệnh tiến vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Bản đầu hàng. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ mà quân đội Trung Quốc phân tán binh lực, không thể có được một hệ thống tiền tệ chung cho các cuộc giao lưu buôn bán. Vì vậy, nay ấn định tỷ giá các loại tiền Trung Hoa Dân quốc như sau:

1 quan kim = 1,5 đồng Đông Dương

20 đô la Trung Quốc = 1,5 đồng Đông Dương

Tỷ giá này là mệnh lệnh phải thực hiện, không được tự ý thay đổi với bất cứ hoàn cảnh nào. Kẻ nào không tuân lệnh sẽ bị Bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc trừng trị nghiêm trọng".

Tác giả cuốn “Một nền hoà bình bị bỏ lỡ”, Jean Sainteny - Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Việt Nam năm 1945 cho biết trong cuốn sách của mình: “Đồng quan kim được mua tận gốc tại Trung Quốc với giá rẻ gấp 5 lần, sau đó được chuyển hàng đống vào Bắc kỳ làm lợi cho người Hoa. Chỉ trong vài tuần, tất cả những thứ gì có thể bán được đều rơi vào tay người Hoa với giá rẻ như không”.

Ngoài ra, quân đội Tưởng Giới Thạch còn tận lực vơ vét lượng tài sản với giá trị ước lên đến 250 triệu đồng Đông Dương và chuyên chở về nước bằng tất cả các phương tiện đường thủy, đường không, đường bộ.

Ủy viên Cộng hòa Pháp, Jean Sainteny đã chứng kiến tại sân bay Gia Lâm, những vị tướng Trung Quốc lên máy bay trở về Côn Minh mang theo thảm len, các tác phẩm nghệ thuật, cùng ngoại tệ, kim loại quý cất trong hành lý… Các kho tàng chứa các vật liệu của tư nhân hoặc các công ty kinh doanh trước kia bị Nhật Bản tịch thu cũng bị đem về Trung Quốc hết.

Những sự phá hoại này đã giáng thêm những đòn mạnh vào nền kinh tế miền Bắc Việt Nam, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận lụt và nạn đói năm 1945.

Nhận thấy rõ những khó khăn của ngành Tài chính trong buổi đầu của chế độ mới, Chính phủ và Bộ Tài chính đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ tình thế như phát động "Tuần lễ vàng", "Tuần lễ đồng", xây dựng "Quỹ độc lập". Chỉ trong một thời gian ngắn, đồng bào cả nước đã góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng...

Tuy vậy, những biện pháp trên cũng chỉ là trước mắt, vấn đề cơ bản và lâu dài là phải phát hành đồng tiền Việt Nam. Chính vì vậy, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thảo luận và quyết định giao cho Bộ Tài chính tổ chức in và phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam.

Ông Phạm Văn Đồng, Ủy viên lâm thời Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc bấy giờ được giao nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công việc in và phát hành giấy bạc Việt Nam.

Việc tiến hành tổ chức in giấy bạc được diễn ra khá phức tạp và công phu, được sự hỗ trợ từ nhiều nhà tư sản yêu nước lúc bấy giờ là Đỗ Đình Thiện và Ngô Tử Hạ.

Ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lịch sử (Sắc lệnh số 18b) cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính phát hành tờ bạc Việt Nam để thay thế cho đồng bạc Đông Dương. Ngày 3/2/1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam chính thức ra đời và hoạt động ngay sau khi Bộ Tài chính ra Nghị định phát hành lần đầu tiên tại Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyên 16 trở vào. Khu vực Nam Trung Bộ được chọn là nơi phát hành giấy bạc tài chính Việt Nam Đầu tiên vì có nhiều điều kiện thuận lợi. Miền Bắc và Bắc Trung Bộ khi đó với nhân nhượng để đối phó với quân Tưởng cùng với các loại bạc Quan kim và Quốc tệ của chúng.

Cơ quan phát hành giấy bạc ở mỗi miền có các tên gọi khác nhau, như Trung ương có Ngân khố quốc gia do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng, phụ trách kinh tài làm Tổng giám đốc; ở Trung Bộ có Ủy ban Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam tại Trung Bộ, do đồng chí Trần Duy Bình làm giám đốc; ở Nam Bộ có Ngân khố Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Thành Vĩnh làm giám đốc. Tuy vậy, các cơ quan này đều có hai nhiệm vụ chung là phát hành giấy bạc Việt Nam theo kế hoạch của Chính phủ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Và đến ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. Kể từ đây, nền tiền tệ Việt Nam độc lập và tự do được thiết lập.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.