Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Mở bán nhiều chủng loại, từ xe xăng tới xe điện
Trong vòng ba năm trở lại đây ô tô Trung Quốc đã dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường. Điển hình như MG, một hãng ô tô có nguồn gốc ở Anh (hiện đang nằm dưới trướng của công ty Trung Quốc) chính thức ra mắt tại Việt Nam hồi năm 2021 từng gây được chú ý trên thị trường với hai mẫu xe MG HS và MG ZS.
Nối tiếp thành công đó, hãng xe MG tiếp tục mang về nước mở bán mẫu xe MG5 – mẫu xe giá rẻ nhất của hãng với giá bán từ 523 đến 588 triệu đồng, định vị nằm ở phân khúc xe hạng C cạnh tranh với các đối thủ như Hyundai Elantra (599-799 triệu đồng), Kia K3 (619-819 triệu đồng), Toyota Altis (719-860 triệu đồng).
Trong một động thái mới nhất, Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (SMV) vừa công bố sự hiện diện tại thị trường Việt Nam với buổi ra mắt ở TP. HCM. Theo đó, SMV - công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp ôtô Thượng Hải (SAIC Motor), nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc (sở hữu thương hiệu xe MG), từ ngày 1/7/2023, công ty này sẽ là đại diện chính thức điều hành và phân phối độc quyền ô tô mang thương hiệu MG tại Việt Nam.
Hãng xe này cũng cho biết ngoài các mẫu xe đang bán trên thị trường, trong năm 2023 công ty sẽ mở bán một mẫu xe điện và 3 mẫu xe xăng mới. Trong đó, mẫu ô tô chạy điện MG4 Electric được đồn sẽ bán ở Việt Nam ngay trong năm nay.
Sau một thời gian thăm dò, đầu năm 2022, hãng xe Trung Quốc Hongqi (Hồng Kỳ) cũng đã có màn giới thiệu ra mắt thương hiệu tại Việt Nam. Được biết, Hongqi là thương hiệu ô tô trực thuộc FAW Group Trung Quốc, tập đoàn thành lập năm 1953.
Theo đó, thương hiệu này giới thiệu tới khách hàng Việt hai mẫu xe hoàn toàn mới là Hongqi H9 (giá 1,508 – 2,688 tỷ đồng) và xe điện Hongqi E-HS9 (giá 2,768 - 3,688 tỷ đồng). Trong đó, mẫu sedan hạng sang cỡ lớn Hongqi H9 cạnh tranh với Mercedes-Benz S-Class hay BMW 7-Series tại Việt Nam.
Ngay từ thời điểm năm 2022, hãng xe Trung Quốc Chery cũng đã nhiều lần úp mở về việc quay trở lại Việt Nam sau hơn 10 năm vắng bóng. Hãng xe này có kế hoạch phân phối các dòng xe của 2 thương hiệu con khác, trong đó có Omoda. Sản phẩm đầu tiên dự kiến được giới thiệu trong năm nay sẽ là Omoda 5. Theo một sốt nguồn tin tiết lộ, mẫu xe Omoda 5 sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia trước khi chuyển sang lắp ráp trong nước vào năm 2024.
Cùng với Omoda, một thương hiệu xe Trung Quốc khác là Jeacoo - thương hiệu con mới của Chery, cũng được lên kế hoạch sẽ sớm cho ra mắt thương hiệu tại Việt Nam trong năm nay, dự kiến với sản phẩm đầu tiên là Jeacoo 7.
Haima cũng là cái tên từng "đánh chiếm" thị trường Việt Nam hơn một thập kỷ trước nhưng cũng chung số phận với nhiều hãng xe khác khi phải âm thầm rút lui khỏi thị trường. Điểm đáng chú ý của thương hiệu này đó là dải sản phẩm của Haima rất đa dạng từ sedan đến SUV, tuy nhiên giá bán chưa hấp dẫn, cộng thêm mác xe Tàu khiến các dòng xe này khó cạnh tranh với các xe có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trong lần trở lại này, Carvivu - nhà phân phối xe Haima tại Việt Nam, hãng xe Trung Quốc sẽ mở bán 3 dòng xe gồm Haima 8S, 7X và 7X-E vào nửa cuối của năm 2023. Trong đó, 7X và 7X-E được định vị ở phân khúc MPV cỡ nhỏ, cạnh tranh cùng Mitsubishi Xpander. Còn 8S nằm ở phân hạng SUV cỡ C, đối đầu Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson.
Với xu thế phát triển chung của thế giới và nhiều chính sách ưu đãi dành cho xe điện tại Việt Nam, Haima sẽ mở bán mẫu MPV chạy điện 7X-E để cạnh tranh với xe điện VinFast VF8. Ở mẫu xe này, hãng sẽ mở bán với 3 phiên bản. Cung cấp sức mạnh cho xe là động cơ điện cho công suất 150kW và mô-men xoắn cực đại 340Nm. Bộ pin đi kèm dung lượng tới 73,7kWh, cho phạm vi hoạt động tối đa 510km sau một lần sạc đầy, công nghệ sạc nhanh 30-80% pin trong 27 phút.
Cuối tháng 5 vừa qua, Công ty Cổ phần Ô tô TMT (TMT Motors) đã chính thức xuất xưởng ô tô điện mini Wuling HongGuang Mini EV đầu tiên được lắp ráp tại nhà máy đặt tại tỉnh Hưng Yên. Theo kế hoạch, hãng sẽ chính thức mở bán rộng rãi trên thị trường vào cuối tháng 6 tới đây.
Hiện giá bán của Wuling Hongguang Mini EV tại Việt Nam chưa được tiết lộ, nhưng đơn vị phân phối mẫu xe này bật mí, người tiêu dùng có thu nhập từ 13 triệu đến 15 triệu đồng có thể mua chiếc xe điện này.
Thông tin rò rỉ về thông số kỹ thuật cho biết Wuling Hongguang Mini EV được trang bị một động cơ điện có công suất 17,4 mã lực, vận tốc tối đa khoảng 60-70 km/h, phạm vi hoạt động 120 km cho một lần sạc.
Hay gần đây nhất, tại triển lãm quốc tế về công nghiệp ôtô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories) năm 2023, Công ty chuyên ô tô điện cỡ nhỏ của Trung Quốc là Zhidou cũng gây sốc khi chuẩn bị mở bán một mẫu xe điện cỡ nhỏ giá chỉ ngang Honda SH.
Cụ thể, phía công ty cho biết hãng đang lên kế hoạch mở bán tại Việt Nam mẫu xe điện cỡ nhỏ Zhidou A01, giá dự kiến là hơn 100 triệu đồng. Công ty cũng bật mí thêm rằng mẫu xe này sẽ được liên doanh với một đối tác trong nước để lắp ráp tại Việt Nam, logo và tên thương hiệu sẽ được thay đổi riêng cho thị trường Việt.
Tránh vết xe đỗ
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính cho rằng, ô tô Trung Quốc đã rất nhiều lần thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng chất lượng của xe chưa cao và sau một thời gian có mặt thì các hãng xe này nhanh chóng bị thất thế so với các hãng xe khác trong nước cũng như các hãng ô tô quốc tế.
Thực tế đã chứng minh rằng người tiêu dùng trong nước, sau một thời gian thử nghiệm các mẫu xe có nguồn gốc từ Trung Quốc, thấy rằng độ bền của ô tô Trung Quốc rất kém so với các mẫu xe của hãng khác cùng chủng loại, phấn khúc. Mặc dù ô tô Trung Quốc có giá bán rất rẻ nhưng việc bỏ ra số tiền lớn để đánh cược với các may rủi của ô tô Trung Quốc khiến người tiêu dùng e dè.
“Ô tô là một tài sản lớn, vì vậy việc người tiêu dùng quyết định xuống tiền phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như: mẫu mã, độ bền, trang bị tiện ích, an toàn, chế độ bảo hành, bảo dưỡng và nhiều vấn đề khác nữa”, vị chuyên gia này cho biết thêm.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Phúc Lâm - Chuyên gia ngành ô tô, xe máy cho biết: “Trước đây ô tô, xe máy Trung Quốc từng du nhập vào Việt Nam nhưng chất lượng kém khiến các hãng xe nhanh chóng “rút” khỏi thị trường trong âm thầm, đơn cử như hãng ô tô BYD. Thậm chí Kylin-GX668 – nhà phân phối của BAIC tại Việt Nam cũng chỉ phân phối sản phẩm khi khách hàng đặt hàng.
Vị chuyên gia này cũng cho biết: “Hiện nay các mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ được các hãng xe Trung Quốc ồ ạt mang về ra mắt tới người dùng trong nước nhưng công suất của xe thấp, không phù hợp chạy trên đường cao tốc. Trong khi đó, nếu chạy trong đô thị thì sẽ gây áp lực giao thông và làm tăng chi phí xã hội. Bên cạnh đó, trang bị an toàn quá ít nên khó bảo vệ được người sử dụng, đi ngược lại mong muốn của người dùng khi mua ô tô”.
Trở ngại lớn đối với xe Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc hiện nay là thuế cao. Ô tô Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu 47% - 70% tùy loại. Với thuế suất này, giá xe không thể giảm thấp. Vì vậy, xe Trung Quốc gặp bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN hưởng ưu đãi thuế 0%.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Phạm Thành Lê, quản trị viên của diễn đàn Otofun, cho biết do người tiêu dùng Việt Nam trước đây không ưa chuộng các mẫu xe Trung Quốc (như đã kể trên), nên có thể chính các hãng xe Trung quốc cũng chưa để ý nhiều đến thị trường ô tô Việt Nam, cộng thêm vào đó là mức thuế cao cũng là trở ngại để các thương hiệu ô tô Trung Quốc có thể chính phục khách hàng trong nước.
Chính vì thế, để có thể cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, ông Phạm Thành Lê cho rằng các hãng xe Trung Quốc cần nhiều thời gian và những chính sách sao cho phù hợp. Chính vì vậy, việc các hãng xe Trung Quốc lên kế hoạch đẩy mạnh xây dựng nhà máy tại Việt Nam thay vì nhập khẩu về bán cho thấy các hãng xe này đã nghiêm túc và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi gia nhập thị trường thay vì “ăn xổi” như các thương hiệu trước đây.
Xem thêm: Lộ thông số kỹ thuật Hyundai Santa Fe hybrid tại Việt Nam
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.