Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước, đặc biệt là TP. HCM đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm và ca tử vong đang tăng cao mỗi ngày.
Để góp phần mang thêm cơ hội sống cho các bệnh nhân trong bối cảnh khan hiếm thiết bị y tế hiện nay, ông Lý Xuân Hải cùng với ông Lê Tuấn và bà Nguyễn Lê Hiền Vy đã khởi xướng chương trình “Nhịp thở quê hương”.
Trên trang cá nhân, ông Lý Xuân Hải kêu gọi: “Mọi người trong khả năng và sức lực của mình, tự mình hay cùng nhóm bạn hay thông qua các tổ chức xã hội, cá nhân mà các bạn tin cậy, hỗ trợ các bác sỹ và giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua đại dịch này bằng việc làm thiết thực là đóng góp máy thở và trợ thở cho hệ thống y tế, nhất là TP Hồ Chí Minh! Ngay bây giờ, ngay hôm nay… thời gian không còn nhiều!!! Hãy cùng nhau mang “Nhịp thở quê hương” đến với những người đang chiến đấu để duy trì hơi thở của mình!”
Ngay từ những ngày đầu của chương trình, “Nhịp thở quê hương” đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều nghệ sĩ như nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhạc sỹ Trần Mạnh Tuấn. Đặc biệt, nghệ sỹ Trần Mạnh Tuấn đã cho phép chương trình sử dụng hình ảnh và video ghi lại hoạt động biểu diễn của ông cho bệnh nhân đang điều trị Covid tại bệnh viện dã chiến như một lời kêu gọi tới cộng đồng.
Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II Nghiêm Thanh Tú (nguyên Chủ nhiệm Khoa Gây mê – Hồi sức bệnh viện 175) là người đảm nhận cố vấn chuyên môn cho toàn bộ dự án. Ngoài ra, “Nhịp thở yêu thương” cũng đang nhận được sự chung tay của nhiều cá nhân, công ty, đơn vị cung cấp máy thở trên hành trình nhân ái này.
Ngày 5/8, những máy thở đầu tiên từ “Nhịp thở quê hương” đã được trao tận tay đến các bệnh viện điều trị Covid-19 tại tâm dịch miền Nam. Trong đó có TP.HCM có 10 chiếc, Long An và Đồng Nai mỗi tỉnh có 5 chiếc và Bình Phước có 3 chiếc .
Được biết, toàn bộ số máy thở được trao trong đợt đầu tiên được tài trợ bởi ông Phạm Trung Cang, đại diện cho công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng đóng góp. Ông Cang cũng là một cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB.
Sau 10 ngày kể từ khi bắt đầu dự án, tính đến ngày 11/8, “Nhịp thở quê hương” đã nhận được hơn 6,8 tỷ đồng từ các nhà hảo tâm. Từ số tiền này, 33 máy thở trị giá 5,2 tỷ đồng và vật tư y tế cần thiết trị giá 22 triệu đồng đã được mua và chuyển đến các bệnh viện đang điều trị Covid-19.
Chia sẻ về kế hoạch của “Nhịp thở quê hương” trong thời gian tới, ông Lý Xuân Hải cho biết, trước mắt, trong hôm nay (16/8), 2 máy thở MV-20 sẽ đến với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tiếp sức cho công tác điều trị Covid-19 tại TP. HCM. Chương trình đặt mục tiêu trong 3 tháng tới sẽ quyên góp được 150 máy thở và 50 máy trợ thở cho các vùng tâm dịch.
“Mỗi khoản quyên góp đến với dự án là một hơi thở, cùng với nhau nhiều hơi thở sẽ tạo thành nhịp thở của quê hương, tiếp sức cho bệnh nhân giành lại sự sống, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19”, ông Lý Xuân Hải cho biết thêm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.