'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, ông Đỗ Hòa đã có những chia sẻ về những hiểu biết và quan điểm của cá nhân ông khi còn đương nhiệm tại Tập đoàn Trung Nguyên. Cựu CEO Trung Nguyên khẳng định rằng vụ Trung Nguyên người ngoài cuộc sẽ khó mà hình dung được toàn bộ câu chuyện.
Ông Đỗ Hòa cho biết khi quyết định chuyển từ giai đoạn làm việc cho các tập đoàn nước ngoài sang làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Nguyên là chọn lựa đầu tiên của ông, dù cho lúc ấy ông cũng nhận được một số chào mời từ một số công ty khác với những sự hứa hẹn tốt hơn Trung Nguyên.
“Tôi nhận lời về Trung Nguyên mà không mặc cả gì về thu nhập hay quyền lợi, tôi chỉ thương lượng về quyền hạn của mình mà tôi nghĩ là cần thiết để tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho Trung Nguyên. So với mức thu nhập cao nhất mà tôi đã từng nhận ở công ty cũ thì mức của Trung Nguyên chào mời tôi chỉ chưa bằng 1/2”, ông Hòa nói.
Cựu CEO Trung Nguyên cũng cho hay, khi từ bỏ những thứ trên, để chuyển hướng sự nghiệp thì ông đã xác định rằng yếu tố chính để chọn nơi đến phải là nơi mà ông có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, còn thu nhập hay quyền lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng rất tiếc là mọi thứ đã không xảy ra như ông nghĩ. Vào Trung Nguyên, ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, ông Hòa còn được giao những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh.
“Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của 3 hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng. Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê kiêm Trưởng ban truyền bá đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh”, ông Hòa viết.
Ông Đỗ Hòa chia sẻ thêm khi Trung Nguyên đi tham dự hội chợ, bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm còn có thêm gian bàn thờ.
“Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài nhìn vào. Nhìn cách trưng bày cái bàn thờ, tôi cũng dễ dàng đoán ra ý định của anh Vũ là đến thời điểm thích hợp thì anh sẽ thay hình hạt cà phê bằng hình mình, để mọi người sẽ lạy mình”, ông nhận định.
Ông Hòa cho rằng người bên ngoài hẳn sẽ ngạc nhiên khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt, trong đó có bản thân mình. Người ngoài cũng sẽ ngạc nhiên về khái niệm “thánh địa cà phê toàn cầu”…
Nhưng với bản thân ông Hòa và những người đã từng tham gia Trung Nguyên thì câu chuyện tâm linh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài... Tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao.
“Nó đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu. Gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện ‘thông linh’, được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh ‘cứu nhân loại’….”, cựu CEO Trung Nguyên chia sẻ.
Ông Hòa nhận định Trung Nguyên đã không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh mà là một tôn giáo.
Ông cho rằng “Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân. Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp tầm nhìn của Trung Nguyên, mục tiêu bao nhiêu tỷ USD doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng ‘cứu loài người’…”
“Vậy nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để có thể trở thành hiện thực? Lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn đạo giáo khác để có thể thu hút được người đi theo? Còn bản thân người ‘được thượng đế tối cao trao quyền’ này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại?”, ông Hòa đặt câu hỏi.
Trên trang Facebook cá nhân, ông Đỗ Hòa cho biết đã theo dõi diễn biến của Trung Nguyên từ hơn 10 năm qua và thừa nhận là ông chưa thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Ông cũng cho rằng bản thân đã từng xem qua một số tài liệu mà ông Vũ viết ra, đã từng trực tiếp nói chuyện, tranh luận với ông Vũ, và nhận thấy khi đi vào những vấn đề cụ thể thì ông Vũ không có gì đặc biệt.
“Vậy một người chỉ toàn nói những điều to lớn, những điều siêu phàm nằm ngoài khả năng của mình, một người mà không ai dám chắc có thể hiểu được (kể cả người nhà), thì là người như thế nào? Theo tôi thì anh Vũ bị bệnh hoang tưởng về quyền lực và diễn biến bệnh càng ngày càng nặng. Anh ấy cần được giúp đỡ! Công ty Trung Nguyên cần được giúp đỡ để có thể thoát ra khỏi khủng hoảng này!”, cựu CEO Trung Nguyên viết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.