Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong dẫn tuyên bố của Văn phòng Đại diện Văn hóa và Kinh tế Đài Loan tại Mỹ ngày 11/9 cho biết phái đoàn thương mại do lãnh đạo cơ quan nông nghiệp Đài Loan Chen Junne-Jih dẫn đầu sẽ ký ý định thư với các nhà xuất khẩu ngũ cốc và thịt của Mỹ tại Nhà khách Quốc hội ở Washington vào tuần tới.
"Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp thương mại, Đài Loan lại là đối tác thương mại đáng tin cậy của Mỹ và đang nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế Mỹ - Đài Loan", Văn phòng Đại diện Văn hóa và Kinh tế Đài Loan tại Mỹ tuyên bố.
Nông dân Mỹ hoan nghênh thỏa thuận này, nhưng họ cho rằng con số 3,6 tỷ USD không đáng kể so với với 19,6 tỷ USD nông sản mà Trung Quốc đã mua trong năm 2017, trước khi chiến tranh thương mại xảy ra.
Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Theo số liệu năm 2018 của Văn phòng Đại diện Văn hóa và Kinh tế Đài Loan, Đài Loan là một trong 8 thị trường lớn nhất của nông sản Mỹ tính theo đầu người.
Trước đó, các quan chức thương mại Đài Loan và Hiệp hội xuất khẩu đậu tương Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái đã ký thỏa thuận mua bán đậu tương lên tới 1,56 tỷ USD.
Theo thỏa thuận này, Đài Loan dự kiến sẽ mua từ 3,2 đến 3,9 triệu tấn đậu tương từ hai bang của Mỹ là Minnesota và Iowa trong hai năm 2018-2019.
Động thái này của Đài Loan là một sự thúc đẩy lớn cho ngành xuất khẩu đậu tương của Mỹ, hiện đang “khốn đốn” vì ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Theo ước tính của Hiệp hội Đậu tương Mỹ, cứ ba luống đậu tương ở nước này thì có khoảng 1 luống được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, mặt hàng này không nằm ngoài danh sách hàng Mỹ bị Trung Quốc áp thuế quan trả đũa 25%. Mức thuế quan này của Trung Quốc đã khiến sản phẩm đậu tương Mỹ mất giá nhanh chóng. Mỹ đang gấp rút tìm kiếm những thị trường mới để bán nông sản cho họ.
Một quan chức ngoại giao của Đài Loan khẳng định, Mỹ và Đài Loan không chỉ là mối quan hệ "người mua kẻ bán", quan trọng hơn là "tình hữu nghị lâu dài" nên việc Đài Loan mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ là điều hoàn toàn hiển nhiên.
Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc", nhưng vẫn là đồng minh chủ chốt và đóng vai trò nhà cung cấp vũ khí nước ngoài duy nhất của Đài Loan.
Việc đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan dường như là cách Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành quyết định cho phép bán lô tiêm kích 8 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm 66 tiêm kích F-16 và 75 động cơ do tập đoàn General Electric sản xuất, cùng các hệ thống khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng thương vụ này vừa phục vụ lợi ích quốc gia, kinh tế, và an ninh của Mỹ và có thể giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ.
Xem thêm >> Đáp lại thiện chí, ông Trump lùi ngày tăng thuế với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.