'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Theo The Independent, hai trong số bảy ứng cử viên thuộc Đảng xã hội Pháp đã đề xuất ý tưởng chi trả thu nhập cơ bản cho người dân Pháp. Theo đó, mọi công dân Pháp trên 18 tuổi sẽ được nhận 750 euro mỗi tháng tiền thu nhập cơ bản, bất kể họ đang có việc làm hay thất nghiệp.
Ông Benoit Hamon - cựu Bộ trưởng giáo dục và là một trong các ứng viên tiềm năng, ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng này. Ông cho rằng thu nhập cơ bản chung là rất cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật số khiến nhiều người mất công ăn việc làm.
Một người ủng hộ ý tưởng này không kém là Jean-Luc Bennahmias, ông mô tả thu nhập cơ bản chung là "mạng lưới an toàn cho phép công dân đối mặt với các tình huống bất ngờ trong công việc và cuộc sống cá nhân".
Các đối thủ của hai ông thì cho rằng biện pháp này tốn nhiều tiền của nhà nước. Ông Vincent Peillon, cựu Bộ trưởng giáo dục dưới thời tổng thống François Hollande và là đối thủ của hai ứng viên trên lại kịch liệt phản đối đề xuất này. Ông Peillon cho rằng đây là "một ý tưởng đẹp nhưng không thực tế với chi phí một năm lên tới 400 tỷ euro" và sẽ "khuyến khích tư tưởng lười biếng".
Tuy nhiên ông Hamon và ông Bennahmias nói chi phí này vào khoảng 300 tỷ euro và bác bỏ ý kiến cho rằng đề xuất thu nhập cơ bản chung sẽ "khuyến khích dân chúng lười biếng".
Đây không phải lần đầu tiên thu nhập cơ bản chung được nhắc đến tại Pháp. Vừa qua, Phần Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thử nghiệm chương trình trả tiền thu nhập cơ bản cho người thất nghiệp.
Theo đó, người thất nghiệp ở nước này sẽ được lãnh "thu nhập cơ bản" hằng tháng là 560 euro (13,3 triệu đồng). Chương trình này được thử nghiệm trong hai năm, với 2.000 công dân được chọn ngẫu nhiên để nhận trợ cấp thất nghiệp. Những người này vẫn sẽ tiếp tục được lãnh 560 euro ngay cả sau khi đã tìm được việc.
Theo đề xuất được đưa ra vào cuối năm 2015 này, khoản tiền trên sẽ thay thế cho các khoản phúc lợi xã hội khác dành cho công dân trong độ tuổi trưởng thành ở Phần Lan. Chính phủ nghĩ rằng làm như vậy sẽ đơn giản hóa các thủ tục trong hệ thống phúc lợi xã hội vốn rất phức tạp và tốn kém của Phần Lan, nhờ đó cắt giảm chi phí. Họ cũng hy vọng sự thay đổi này có thể khuyến khích nhiều người đi làm hơn.
Thụy Sĩ cũng từng bỏ phiếu về đề xuất trả lương tối thiểu 2.450 USD mỗi tháng cho toàn dân, bất kể người dân có đang đi làm việc hay không. Đề xuất trả lương cho toàn dân là của Daniel Haeni, chủ quán cà phê Basel và vài người khác. Những người ủng hộ đề xuất trả lương vô điều kiện cho rằng số tiền 2.500 franc/tháng cho mỗi người lớn, và 625 franc/tháng cho mỗi trẻ em, sẽ giúp thúc đẩy quyền con người và dịch vụ công cộng.
Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu đối với đề xuất này hồi tháng 6/2016, khoảng 78% người Thụy Sĩ bỏ phiếu bác bỏ đề xuất về việc áp dụng thu nhập cơ bản và vô điều kiện cho toàn dân.
Trước đó, chính phủ Thụy Sĩ kêu gọi cử tri bác bỏ đề xuất này với lý do nó khiến chi phí đội lên cao, thêm khoảng 208 tỷ franc/năm, làm suy yếu nền kinh tế và sự gắn kết xã hội. Ngoài ra, nó có thể khiến một số người hiện được trả lương thấp không còn muốn đi làm. Kế hoạch trả lương cơ bản bao gồm việc thay thế toàn bộ, hay một phần phúc lợi xã hội mà người dân nhận được.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.