'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thuế bất động sản: 10 năm chưa thể thực hiện
Tại "Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022” ngày 18/9, nêu vấn đề về thuế bất động sản, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho biết, Nghị quyết 19/NQ-TW (2012) đã đưa ra chủ trương ban hành thuế bất động sản.
Thuế là công cụ điều tiết thị trường bất động sản, là nguồn thu ngân sách ổn định; sắc thuế bất động sản đánh cả vào đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thu thuế lũy tiến đối với các dự án để đất hoang, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; người có nhiều nhà đất, bỏ hoang đất, chậm đưa đất vào sử dụng chịu mức thuế cao hơn.
Tuy nhiên, từ 2012 cho tới nay, Việt Nam chưa đánh thuế vào nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Theo GS Đặng Hùng Võ, thuế bất động sản thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tệ nạn đầu cơ nhà đất, tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà đất. Từ đây, các cơn sốt giá bất động sản hình thành, tích tụ bong bóng, tạo giá ảo làm giá nhà đất ngày càng cao. Nhà đất tại đô thị lớn ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Điều này dẫn đến hệ lụy là giá đất cao thì giá hàng hóa sản xuất ra sẽ cao, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, không thu hút được đầu tư; lạm phát cao khi giá trị ảo của bất động sản tăng mạnh; không thể giải quyết được nhà ở giá phù hợp cho dân; không thể tự điều chỉnh phân bổ dân cư làm cho các đô thị vượt ngưỡng hạ tầng.
Nhìn vào những hệ lụy này, GS Đặng Hùng Võ cho hay, có thể thấy việc xây dựng và ban hành luật thuế bất động sản phù hợp là tất yếu. Mặt khác, Việt Nam lại có đặc thù riêng là thu nhập của người lao động cũng như người dân quá thấp. Trong lương không có phần chi phí cho chỗ ở nên cũng không thể đánh thuế cao vào người dân. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ đầu cơ bất động sản lại có thu nhập rất cao, nếu không đánh thuế thì tình trạng đầu cơ tiếp tục xảy ra. Lộ trình áp dụng thuế bất động sản ở Việt Nam không đơn giản, chắc là khá dài.
“Tâm lý chung của dân hay nhà đầu tư cứ nghĩ là tăng thuế đồng loạt. Theo lẽ thường, người ta không áp thuế quá trình đầu tư mà chỉ áp thuế quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản, có như vậy mới khuyến khích đầu tư”, GS Đặng Hùng Võ nêu.
Đánh thuế cao người nhiều nhà đất: Xu hướng tất yếu
Thực tế, vào 2008, Liên minh châu Âu đã giúp Việt Nam xây dựng Luật Thuế tài sản nhưng cũng bị để lại. Từ đó tới nay, Bộ Tài chính đã 5 lần đề xuất các phương án về ban hành thuế tài sản (khi thì nâng tỷ suất thuế, khi thì đánh thuế cao vào người có nhiều nhà đất, khi thì đánh thuế cao từ ngôi nhà thứ 2 trở đi). Tuy nhiên, mỗi lần kiến nghị được đưa ra lại làm công luận ồn ào, nhưng rồi lại im ắng.
“Có thể nói, yêu cầu về đổi mới thuế bất động sản trong Nghị quyết 19-NQ/TW (2012) không được thực hiện. Câu hỏi được đặt ra là vì sao?. Trực giác có thể thấy các đại gia bất động sản có nhiều nhà đất tạo được áp lực khá mạnh lên hình thành chính sách”, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Nghị quyết 18-NQ/TW (2022) vừa ban hành cũng đã đưa ra những đổi mới về công cụ thuế bất động sản. Trong đó đánh thuế cao vào người có nhiều đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng, bỏ đất hoang; ưu đãi thuế đối với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số…
“Như vậy, chính sách thuế bất động sản đã rõ hơn trước đó, có thuế cao đối với những nhóm này, nhưng thuế lại thấp đối với những nhóm khác. Ban hành Luật thuế bất động sản là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Vấn đề còn lại là thống nhất ý chí trong bộ máy Nhà nước để thực hiện Nghị quyết này, không lặp lại tình trạng 10 năm qua “phớt lờ” chính sách thuế bất động sản đã đặt ra trong Nghị quyết 19-NQ/TW (2012); và chuẩn bị hạ tầng quản lý đủ điều kiện để áp dụng được sắc thuế bất động sản”, GS Đặng Hùng Võ nói.
Thuế tài sản của Việt Nam chỉ chiếm 0,034% GDP, trong khi đó thuế này của Indonesia chiếm 0,42%, của Thái Lan chiếm 0,25%, của Philippines chiếm 0,84%. So với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển OECD, các nước G7 đều đạt từ 1% tới 4% GDP. Như vậy, thuế tài sản tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 7% của nhóm các nước phát triển trung bình thuộc Hiệp hội ASEAN, chỉ bằng 1,6% mức trung bình của nhóm các nước OECD và chỉ bằng 1% của các nước thuộc nhóm G7.
“Việt Nam có thể nâng ngay tỷ suất thuế lên cao được hay không là một vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng. Thu nhập của người dân nói chung và người lao động nói riêng ở Việt Nam quá thấp. Điều này có nghĩa là việc nâng đều tỷ suất thuế lên cao hơn là bất khả thi”, GS Đặng Hùng Võ nhận định.
Tuy nhiên, tỷ suất thuế chỉ có thể nâng cao hơn mức hiện nay một chút, trong đó có chế độ miễn giảm thuế đối với một số đối tượng và đánh thuế cao vào những đối tượng đầu cơ, trữ tiền tiết kiệm vào đất, có đất nhưng không đưa vào sử dụng... Mặt khác, khi hệ thống thuế đối với bất động sản đã ổn định thì có thể xác định lại hệ thống giao đất, cho thuê đất sao cho không có khác biệt giữa giao đất được sử dụng vô thời hạn, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.