GS Đặng Hùng Võ: Đất đai tài sản công dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí
Huyền Trang -
18/09/2022 10:16 (GMT+7)
(VNF) - GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: ở Việt Nam, đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công thường không được cơ quan quản lý đất đai đặt thành trọng tâm. Chính vì vậy, nguồn lực công sản dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Góp ý cho dự thảo Luật Đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lấy ý kiến, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công và đất đai thuộc khu vực quyền tài sản tư và gắn với đó là các quy tắc quản lý phù hợp.
GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh Việt Nam đang áp dụng kinh tế thị trường để thực hiện công nghiệp hoá, kinh tế tư nhân đang đóng vai trò động lực phát triển, chuyển dịch đất đai đang diễn ra rộng khắp và phức tạp. Trong hoàn cảnh này, một khái niệm tương tự “đất công” và “đất tư” như ở các nước khác cần được đặt ra.
Từ quan sát cá nhân, GS Đặng Hùng Võ nói rằng có thể thấy “đất có quyền tài sản tư” là đất do khu vực tư nhân sử dụng bao gồm đất đã giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước quản lý khu vực đất đai này chỉ bằng giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và thu thuế.
Đối với đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công, gồm đất do Nhà nước giao không thu tiền cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức được Nhà nước cho phép, đất sử dụng vào mục tiêu công cộng, đất chưa giao, chưa cho thuê và đất chưa sử dụng. Công việc quản lý đất đai ở các nước phát triển chủ yếu tập trung cào khu vực đất công.
“Ở Việt Nam, đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công thường không được các cơ quan quản lý đất đai đặt thành trọng tâm. Chính vì vậy mà nguồn lực công sản bị rơi vào hoàn cảnh dễ dàng bị tham nhũng, lãng phí”, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ cho rằng cần bổ sung vào Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về đất đai thuộc khu vực quyền tài sản công và đất đai thuộc khu vực quyền tài sản tư và gắn với nó là các quy tắc quản lý phù hợp.
GS Đặng Hùng Võ cho biết, vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP nhằm hoàn chỉnh cơ chế sắp xếp lại việc sử dụng nhà đất thuộc khu vực công.
Trên thực tế triển khai, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh chỉ có một số công ty nhà nước thực hiện được các cơ chế theo quy định tại các Nghị định 67 của Chính phủ, còn các đối tượng khác, phần lớn là doanh nghiệp cổ phần và các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước chưa tích cực thực hiện. Các cơ quan, đơn vị của nhà nước thường lấy thế mạnh của các cơ quan trung ương không trả lại nhà đất tại các cơ sở cũ cho địa phương sau khi đã di dời đến các cơ sở mới.
Nhìn vào thực chất, GS Đặng Hùng Võ cho rằng đây là cách thức vốn hóa đất đai rất hiệu quả đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nhà nước phải thu được giá trị đất đai rất lớn từ khối lượng tài sản công hình thành từ thời kỳ bao cấp trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
Để làm được việc này, GS Đặng Hùng Võ đề nghị cần phải có những quy định pháp luật thực sự rõ ràng với bản chất là vốn hóa đất đai. Các quy định của pháp luật không chỉ liên quan đến pháp luật đất đai, mà liên quan tới cả pháp luật ngân sách.
“Sự sắp xếp lại việc sử dụng nhà đất thuộc tài sản công có kết quả là phần nhà đất công dôi dư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách rất lớn, đó là hệ quả tài chính và phải được coi như một nguồn thu từ đất, phải được định giá thành tiền để đưa vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Điều khó khăn mà Việt Nam chưa vượt qua được vẫn là việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích công và lợi ích từ trong quá trình chuyển đổi”, GS Đặng Hùng Võ nêu.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Dự án biệt thự nghỉ dưỡng Casa Del Rio Hòa Bình (Khu đô thị mới Trung Minh A) đang bước vào giai đoạn thi công, phần lớn hạ tầng của dự án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.