Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Quý IV/2021, doanh thu thuần hợp nhất của DPG đạt 1.010 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, trong đó: mảng xây dựng mang lại 449 tỷ đồng, mảng kinh doanh bất động sản đầu tư mang lại 354 tỷ đồng và mảng bán điện mang lại 204 tỷ đồng.
Nhờ đà tăng chậm hơn của giá vốn, lợi nhuận gộp tăng 13%, đạt 318 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 9 tỷ đồng, tăng 50%. DPG cũng có 10 tỷ đồng lợi nhuận khác chủ yếu do hoàn nhập các khoản bảo hành công trình xây dựng. Tuy nhiên, quý này, chi phí quản lý tăng 27% (lên 23 tỷ đồng) và nhất là chi phí bán hàng tăng gấp 2,7 lần (lên 111 tỷ đồng).
Kết quả là lãi trước thuế giảm 13%, chỉ đạt 158 tỷ đồng; lãi sau thuế giảm 9%, đạt 147 tỷ đồng, riêng lãi sau thuế của công ty mẹ là 106 tỷ đồng, giảm 11%.
Lũy kế cả năm 2021, DPG có doanh thu thuần 2.545 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 874 tỷ đồng, tăng 47%.
Chi phí bán hàng vẫn là điểm nhấn khi tăng 2,3 lần trong năm, đạt 167 tỷ đồng. Song do tiết kiệm được 14% chi phí tài chính (đạt 166 tỷ đồng) và khống chế được chi phí quản lý (ở mức 61 tỷ đồng), DPG có lãi trước thuế 518 tỷ đồng, tăng 78% so với năm trước. Khấu trừ thuế, lãi sau thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng tới 90%; riêng lãi sau thuế của công ty mẹ đạt 195 tỷ đồng, tăng 84%.
Về tài sản, tại ngày kết năm 2021, tổng tài sản của DPG là 5.5959 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 2.769 tỷ đồng, tăng 59%; tài sản dài hạn là 3.189 tỷ đồng, tăng 3,5%.
Cơ cấu tài sản có điểm nổi bật là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 12% so với đầu năm, đạt 641 tỷ đồng, chủ yếu là khoản “phải thu ngắn hạn của khách hàng” trị giá 487 tỷ đồng: gồm 33 tỷ đồng từ Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai (hợp đồng BT dự án công trình cầu Km0+317 trên tuyến đường dẫn phía bắc cầu Cửa Đại, đổi lấy khu đô thị Đồng Nà 6ha, khu đô thị Võng Nhi 15ha, khu đô thị Cồn Tiến 30ha, khu đô thị Nổi Rang 25ha ở TP. Hội An và huyện Duy Xuyên – Quảng Nam); 98 tỷ đồng từ Công ty Địa ốc Đại Quang Minh, 99 tỷ đồng từ Tổng công ty Điện lực Miền Trung...
Ngoài ra, công ty có 43 tỷ đồng là khoản phải thu về cho vay dài hạn cùng 619 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang (chủ yếu là các dự án khu đô thị).
Nợ phải trả tại ngày 31/12/2021 là 4.176 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong cơ cấu nợ, điểm nhấn là sự gia tăng của khoản nợ vay, trong đó: vay ngắn hạn tăng 17% lên 1.017 tỷ đồng; vay dài hạn tăng 10% lên 1.689 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm nêu trên là 1.782 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của DPG là 2,3 lần, riêng nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,5 lần. Với đặc thù ngành xây dựng, hệ số nợ này không phải là quá cao và gây lo ngại.
Về dòng tiền, năm 2021, dòng tiền kinh doanh của DPG dương 1.210 tỷ đồng, tăng rất cao so với năm trước (chỉ 123 tỷ đồng), chủ yếu do công ty tăng được các khoản phải trả tới 1.049 tỷ đồng.
Trong năm, DPG mạnh tay mua sắm tài sản và cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác dẫn đến dòng tiền đầu tư âm 1.100 tỷ đồng.
Công ty cũng tăng đi vay và bớt trả nợ gốc vay so với năm trước, dòng tiền vay – trả lần lượt là: 1.489 tỷ đồng và 1.186 tỷ đồng.
Điều này khiến lưu chuyển tiền thuần cả năm dương 354 tỷ đồng, đưa lượng tiền và tương đương tiền tăng 51% so với đầu kỳ, đạt 1.046 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.