Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 giảm gần 27%, về mức 158 tỷ đồng

Bảo Duy - 04/05/2023 13:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (dự kiến tổ chức ngày 19/5) của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG), năm nay, công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu, lợi nhuận đều giảm nhẹ so với kết quả thực hiện được năm 2022.

VNF
Đất Xanh (DXG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm giảm gần 27% so với cùng kỳ, đạt 158 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2023, Đất Xanh đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 5.500 tỷ đồng, giảm 0,21%, còn mục tiêu lợi nhuận ròng đạt 158 tỷ đồng, giảm 26,47%.

Ban lãnh đạo Đất Xanh nhận định, năm nay là năm khó khăn tiếp theo của ngành bất động sản, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty nhất trí cao trong việc tập trung vào hai mảng cốt lõi là phát triển dự án và dịch vụ bất động sản. Song song, HĐQT công ty sẽ tập trung tìm kiếm, phát triển quỹ đất, các dự án, cơ hội đầu tư.

Đối với kế hoạch tìm kiếm, mua bán, sáp nhập dự án, Đất Xanh cho biết thế mạnh của công ty là năng lực tài chính, khả năng thu xếp và huy động vốn.

Công ty sẽ đẩy mạnh việc mua và tích lũy những dự án bất động sản có vị trí đẹp, đã có mặt bằng hoàn chỉnh, pháp lý rõ ràng; hoàn thiện các thủ tục nhằm chuẩn bị cho chiến lược trung và dài hạn.

Về kế hoạch đầu tư, phân phối các dự án, Đất Xanh xác định với định hướng phát triển trở thành nhà phát triển dự án chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, trong năm 2023, HĐQT công ty sẽ tích cực hơn nữa phát huy việc khai thác, thẩm định và quyết định đầu tư các dự án hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận và giá trị cho công ty.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cũng nhận định thực tế hoạt động kinh doanh có nhiều biến động và khó có thể dự báo chính xác điều này rất cần có sự chủ động nên HĐQT đề xuất ĐHĐCĐ giao cho HĐQT quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến đầu tư và phân phối dự án với số lượng và quy mô không hạn chế.

Về kế hoạch chia cổ tức, năm 2023, công ty dự kiến chia cổ tức mức 20%.

Trước đó, trong báo cáo thường niên, Đất Xanh cho biết sẽ thực hiện M&A các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, pháp lý rõ ràng, có thể triển khai nhanh trong năm 2023 - 2024, tập trung tại khu vực có mức độ đô thị hóa cao.

Đồng thời, công ty cũng sẽ tìm kiếm quỹ đất quy mô từ 100 - 200 ha có pháp lý tốt để thực hiện dự án đại đô thị, sẵn sàng mở bán năm 2024 - 2025, song song với đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghiệp nhằm đón đầu làn sóng FDI và chủ trương của Chính phủ, đồng thời, tạo thu nhập thường xuyên.  

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, doanh thu thuần quý này của Đất Xanh đạt 378 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm trước và thấp nhất kể từ quý II/2017. Hầu hết các mảng kinh doanh của Đất Xanh đều chịu sự sụt giảm nặng nề: doanh thu bán căn hộ giảm 72% còn 267 tỷ đồng; doanh thu môi giới giảm 88%, còn 82 tỷ đồng; doanh thu từ hợp đồng xây dựng giảm 62%, còn 28 tỷ đồng; duy chỉ có doanh thu dịch vụ quản lý, cho thuê và bất động sản đầu tư là tăng 61%, đạt 37 tỷ đồng.

Với doanh thu khiêm tốn, lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 166 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý, Đất Xanh cũng phải chịu khoản chi phí tài chính rất lớn, lên tới 151 tỷ đồng, tăng 38%, trong khi doanh thu tài chính 18 tỷ đồng, giảm 15%.

Kết quý, Đất Xanh lỗ trước thuế 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 536 tỷ đồng. Lỗ sau thuế 117 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 408 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 2 liên tiếp (quý IV/2022 lỗ sau thuế 406 tỷ đồng).

Tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Đất Xanh đạt 30.479 tỷ đồng, tăng 0,5% so với đầu năm. Tiền và tương đương tiền đạt 615 tỷ đồng, giảm 33% và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (đầu tư tài chính ngắn hạn) cũng sụt giảm 22% còn 141 tỷ đồng.

Nợ phải trả tại ngày 31/3/2023 đạt 16.472 tỷ đồng, tăng 1,4% so với đầu năm. Điểm sáng là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 11%, lên 2.654 tỷ đồng; song nợ vay cũng tăng 3%, đạt 5.964 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm nêu trên đạt 14.007 tỷ đồng, giảm 78 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số D/E là 1,17 lần.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.