'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 22/4, Bộ Công an đã hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết này là quy định thí điểm việc cấp quyền lựa chọn theo nhu cầu sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, bao gồm: giá khởi điểm của biển số đưa ra đấu giá; trường hợp bán cho người duy nhất tham gia đấu giá; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là người) trúng đấu giá; sử dụng nguồn thu từ đấu giá biển số.
Ngày 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Đại diện Bộ Tư pháp nhận định việc ban hành nghị quyết này nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong lựa chọn, sử dụng biển số đẹp; tạo sự bình đẳng, công khai, minh bạch trong cấp, sử dụng biển số ô tô, ngăn chặn hành vi trục lợi. Bên cạnh đó, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đấu giá biển số xe.
Liên quan tới dự thảo về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLAW:
- Vấn đề đấu giá biển số xe đã được cơ quan quản lý nhà nước đưa ra từ năm 1993 và thực hiện thí điểm ở một số địa phương rồi ngưng thực hiện. Việc này sau đó tiếp tục đặt ra vào năm 2011 nhưng cuối cùng vẫn chưa tìm được sự thống nhất. Mới đây, Bộ Công an tiếp tục theo đuổi ý tưởng này. Theo ông, vì sao sau gần 30 năm, những quy định về đấu giá biển số xe vẫn chỉ dừng ở mức dự thảo?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Vấn đề đấu giá biển số xe đẹp đã đặt ra từ năm 1993, tuy nhiên, hiện nay vẫn có hai luồng ý kiến về việc biển số xe là tài sản hay công cụ quản lý nhà nước về trật tự giao thông.
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. Với quy định này, có thể hiểu biển số xe sẽ được cấp cho phương tiện cơ giới nào đủ điều kiện và mỗi phương tiện cũng chỉ được cấp một biển số xe duy nhất.
Đồng thời, theo khoản 22, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hành vi sản xuất, sử dụng trái phép hoặc có hành vi mua bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được xem là hành vi bị cấm.
Bên cạnh đó, Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, khiến không có căn cứ pháp lý để triển khai. Chính vì vậy, đề xuất đấu giá biển số xe ô tô chưa thể thực hiện được, chỉ dừng ở mức dự thảo.
Ngoài ra, biển số xe đẹp không đơn giản là tài sản đơn thuần, mà còn là công cụ điều tiết quản lý nhà nước, có giao toàn bộ quyền chiếm đoạt, sử dụng, sở hữu biển số đẹp hay không thì phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, để không ảnh hưởng tới toàn cục là đảm bảo an ninh đô thị.
- Trên thực tế thì biển số xe không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn có nhiều ý nghĩa theo quan niệm và nhu cầu của người dân. Vậy theo ông, đấu giá biển số xe có là phương thức hữu hiệu để đạt được cả hai mục đích: vừa giúp công tác quản lý nhà nước tốt hơn, vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân hay không?
Có rất nhiều người có nhu cầu sở hữu biển số xe đẹp. Biển đẹp ở đây không chỉ là “độc”, hiếm mà có thể hợp với vận mệnh, phong thủy hoặc là những con số riêng tư, đáng nhớ của mỗi người.
Đấu giá công khai biển số xe ô tô cũng rất phổ biến trên thế giới. Việc này một mặt đáp ứng nhu cầu sở hữu biển số đẹp của những người có nhu cầu, có điều kiện tài chính; mặt khác, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách và bảo đảm công khai, minh bạch, tránh những người liên quan có thể trục lợi cá nhân từ hoạt động này. Nhiều năm nay, khi nhìn thấy các xe ô tô đẹp có biển đẹp, rất nhiều người tin là những chủ xe phải có “quan hệ” mới có được, điều đó không có lợi cho việc quản lý nhà nước và niềm tin của người dân vào cơ quan cấp biển số xe.
Trong bối cảnh như vậy, Bộ Công an vừa qua đã xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Sử dụng hình thức nghị quyết của Quốc hội và triển khai thí điểm thay vì đề xuất sửa nhiều luật một lúc là lựa chọn hợp lý và khả thi, giúp việc đấu giá biển số xe có thể sớm được triển khai. Đây là cách duy nhất và tốt nhất để bán được những biển số đẹp với giá cao nhất và bổ sung cho ngân sách nhà nước một khoản thu đáng kể.
- Quyền của người trúng đấu giá là nội dung quan trọng nhất và cũng là yếu tố quyết định thu hút nhiều người tham gia. Dự thảo nghị quyết khẳng định biển số xe là tài sản công. Vì thế, quyền của người trúng đấu giá đối với loại tài sản này cũng cần đặc thù khác với các loại tài sản cá nhân thông thường?
Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, biển số xe hiện nay được coi là tài sản thuộc nhóm 7 Điều 4, cụ thể là “kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước”. Đây là một tài sản rất đặc thù, bởi lẽ vừa là tài sản vừa là công cụ để nhà nước quản lý phương tiện giao thông, đồng thời xác định quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đối với phương tiện đó.
Do đó, biển số xe không được xem là tài sản riêng của cá nhân để đưa vào thực hiện các giao dịch dân sự thông thường.
Bộ Công an vừa trình Chính phủ “Đề án cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá”, theo đó cho phép người dân được mua biển số đẹp hoặc biển số theo yêu cầu của cá nhân song không được chuyển nhượng.
Nhiều người đồng tình với đề án, cho rằng với việc đấu giá công khai, trực tuyến sẽ đảm bảo tính minh bạch và tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn nếu không được chuyển nhượng sẽ hạn chế quyền của người sở hữu. Theo quan điểm của tôi, cần có cơ chế cho phép chuyển nhượng và khi chủ sở hữu bán xe thì vẫn giữ lại được biển số, có như vậy mới có thể thu hút được nhiều người đấu giá và thu được nhiều lợi ích kinh tế cho ngân sách.
- Có ý kiến cho rằng cần quy định thời hạn sử dụng của những biển số xe. Thời hạn sẽ theo niên hạn của xe được gắn biển số. Khi xe hết niên hạn, biển số có thể được thu hồi và tiếp tục bán đấu giá cho các cá nhân khác. Ông có đồng quan điểm với ý kiến này không?
Nếu quy định như vậy thì mục đích, hiệu quả của việc đấu giá biển số xe sẽ giảm, thậm chí việc tăng thu ngân sách lại bị giảm so với việc biển số xe sở hữu suốt đời vì ít có người bỏ ra một khoản tiền rất lớn chỉ để sử dụng biển số này trong một thời gian nhất định.
Do đó, thiết nghĩ chỉ nên quy định thời gian được giữ biển số xe là bao lâu khi chưa có xe, không nộp tiền duy trì. Điều này để tránh tình trạng mua đi bán lại hoặc trục lợi, biến tướng thành dịch vụ kinh doanh biển số xe.
- Thực tế cho thấy, đã từng có những tiêu cực, lách luật nhằm trục lợi, lợi ích nhóm trong các hoạt động đấu giá tài sản. Vậy với một loại tài sản đặc biệt như biển số xe, theo ông, quy trình, thủ tục đấu giá có cần đặc thù gì không?
Việc cho phép triển khai các hoạt động đấu giá biển số xe nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất phức tạp cho công tác quản lý, trong việc truy xét chủ xe thông qua biển số khi xe có vi phạm giao thông và các vấn đề khác, kể cả liên quan đến hình sự. Do đó với loại tài sản đặc thù này các nhà làm luật cũng đã đưa ra một số quy định riêng.
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ đang quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, nghĩa là pháp luật hiện hành chỉ coi biển số xe là công cụ quản lý nhà nước.
Do đó dự thảo cũng quy định rõ về việc hạn chế một số quyền chuyển nhượng của chủ sở hữu biển số xe sau đấu giá. Người trúng đấu giá được giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe gắn với biển số trúng đấu giá; nhưng người nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe có gắn biển số trúng đấu giá không được quyền giữ lại biển số trúng đấu giá để đăng ký cho xe khác hoặc chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số trúng đấu giá cho người khác.
Với quy định trên sẽ hạn chế được phần nào những hoạt động tiêu cực, lách luật nhằm trục lợi, lợi ích nhóm trong các hoạt động đấu giá tài sản.
- Để đảm bảo quá trình đấu giá biển số được thực hiện công khai, minh bạch, theo ông, giải pháp nào cần được lưu tâm bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ, vì suy cho cùng, công nghệ cũng là do con người vận hành?
Đấu giá biển số xe được thực hiện công khai, minh bạch, giúp giải quyết vấn đề về dấu hiệu tiêu cực, gian lận trong việc cấp biển số xe, tránh những đối tượng có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi thu lợi bất chính từ việc cấp biển số xe.
Việc đấu giá biển số xe đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam ngày càng phát triển, bên cạnh các nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần cũng được đề cao. Việc đấu giá biển số xe không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần mà còn tạo ra nguồn thu cho các địa phương, giúp cho nhà nước có thêm một nguồn ngân sách để phát triển kinh tế, hạ tầng đô thị, an ninh quốc phòng. Theo dự thảo, số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ đi các chi phí tổ chức đấu giá sẽ phân chia ra làm hai khoản nộp vào ngân sách: ngân sách trung ương là 70%, ngân sách địa phương là 30%.
Những biển số xe được đấu giá cao sẽ là các loaị biển số đẹp, cùng với những ưu điểm ở trên thì việc đấu giá cũng tạo ra những thách thức đòi hỏi pháp luật phải có quy định chặt chẽ hơn về quy trình cũng như hoạt động quản lý đối với vấn đề này.
Theo đó, với những đối tượng sử dụng biển số trái với quy định của pháp luật, cơ quan quản lý cần đưa ra chế tài cụ thể. Vấn đề tổ chức đấu giá cũng phải được hướng dẫn, hệ thống một cách rõ ràng để thực hiện công khai, minh bạch, nhanh chóng, đảm bảo ứng dụng khoa học - công nghệ, tránh thủ tục rườm rà, lãng phí công sức, thời gian và thất thoát ngân sách nhà nước.
- Dự thảo cũng quy định mức giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá, cụ thể, giá khởi điểm vùng 1 (tại địa phương Hà Nội, TP. HCM) là 40 triệu đồng; vùng 2 gồm các địa phương còn lại có giá khởi điểm 20 triệu đồng. Nhiều người băn khoăn rằng cơ sở để đưa ra mức giá này dựa vào đâu. Ý kiến của ông như thế nào?
Vùng 1 (Hà Nội và TP. HCM), giá khởi điểm bằng hai lần mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương. Vùng 2 (các địa phương còn lại), giá khởi điểm bằng 10 lần mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương.
Người trúng đấu giá có quyền ký hợp đồng với cơ quan đấu giá nhằm xác lập quyền với biển số trúng đấu giá để sử dụng. Khi chuyển nhượng xe, người trúng đấu giá được quyền giữ lại biển số để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu, hay còn gọi là "biển số đi theo người". Khi thay đổi địa chỉ nơi thường trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người trúng đấu giá không phải nộp lại biển số trúng đấu giá.
Giá khởi điểm của một biển số đưa ra đấu giá là mức giá thấp nhất, phù hợp với thực tiễn, theo đó xác định công thức tính chung, áp dụng thống nhất trong tất cả trường hợp đấu giá, là mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương nhân với hệ số.
Trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá lần đầu thì biển số được bán cho người đó.
Cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ căn cứ giá khởi điểm, theo dự thảo nghị quyết là 20 triệu đồng và 40 triệu đồng, nhưng Luật Đấu giá quy định giá cọc là giá khởi điểm, mà cọc thấp thì nguy cơ bỏ cọc là hiện hữu, rồi sau đó chúng ta lại phải tổ chức đấu giá lại, tốn kém chi phí và thời gian mà không đem lại hiệu quả.
- Theo ông, dự thảo cần quy định cụ thể như thế nào về trách nhiệm của từng chủ thể trong hoạt động đấu giá biển số xe?
Dự thảo nghị quyết mới chỉ đưa ra dự thảo các quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, còn đối với các chủ thể khác chỉ quy định chung chung tại Điều 6.
Cụ thể: "Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm ....... Thời hạn thực hiện thí điểm: 3 năm tính từ khi tổ chức đấu giá biển số đầu tiên. Chính phủ tổng kết thực hiện nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 20….; trường hợp có quy định khác giữa nghị quyết này và luật, nghị quyết khác của Quốc hội ban hành trước ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành về cùng một vấn đề trong quy định cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá thì áp dụng quy định của nghị quyết này; Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tổ chức thi hành nghị quyết này”.
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về cấp quyền sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; loại biển số có thể đấu giá; xác định giá khởi điểm... Việc cấp quyền sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá là rất đặc thù, một số nội dung quy định thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Do đó, các nhà làm luật cần phải bổ sung các quy định để rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.