Ngân hàng

Dấu hiệu cảnh báo tài khoản cá nhân nghi nhờ rửa tiền, vào tầm kiểm soát

(VNF) - Quy định về những dấu hiệu đáng ngờ về rửa tiền. Cá nhân giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Chuyển giao bắt buộc DongA Bank. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Dấu hiệu cảnh báo tài khoản cá nhân nghi nhờ rửa tiền, vào tầm kiểm soát

Dấu hiệu đáng ngờ về rửa tiền

Những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được quy định rất rõ trong Luật Phòng, chống rửa tiền. Đối tượng cần báo cáo bao gồm các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Quy định giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần chống rửa tiền.

>> Xem thêm: Dấu hiệu đáng ngờ về rửa tiền, tài khoản của bạn lập tức vào tầm ngắm

Cá nhân giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước. Đây là nội dung đáng chú ý của Quyết định 11/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định 11/2023/QĐ-TTg thay thế Quyết định 20/2013/QĐ-TTg ngày 18-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

>> Xem thêm: Cá nhân giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước phải chuyển giao bắt buộc DongA Bank

Trong nội dung báo cáo về chính sách tiền tệ năm 2022 gắn với nhiệm vụ, chức năng của NHNN, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).

Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A bank), do vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị âm nên theo quy định, NHNN phải chuyển giao bắt buộc Dong A Bank cho ngân hàng khác.

>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước phải chuyển giao bắt buộc DongA Bank

SeABank bổ nhiệm tân Tổng giám đốc

Ngày 24/11, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Quốc Long đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của ngân hàng.

Ông Long có 18 năm giữ trọng trách Phó Tổng Giám đốc và được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc phụ trách điều hành hoạt động của SeABank từ 1/8/2023.

>> Xem thêm: SeABank bổ nhiệm tân Tổng giám đốc

Rao bán loạt khoản nợ của Tân Hoàng Minh, trụ sở đi thuê thế chấp vay 300 tỷ

Liên tiếp từ đầu năm 2023 đến nay, Agribank lần lượt rao bán loạt tài sản và các khoản nợ liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty trong hệ sinh thái. Theo con số thống kê chưa đầy đủ và cũng mới chỉ riêng tại Agribank, Tân Hoàng Minh đang có các khoản nợ trị giá xấp xỉ 1.000 tỷ đồng (giá trị tạm tính). Các khoản nợ này đã được Agribank nhiều lần thông báo bán đấu giá nhưng chưa tìm được người mua.

          Toà nhà trụ sở của Tân Hoàng Minh tại 24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ hợp đồng thuê trụ sở, Tân Hoàng Minh đã dùng làm tài sản đảm bảo cho ít nhất 4 công ty trong hệ sinh thái vay vốn với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng.

>> Xem thêm: Rao bán loạt khoản nợ của Tân Hoàng Minh, trụ sở đi thuê thế chấp vay 300 tỷ

Ngân hàng giở chiêu bán bảo hiểm

Bộ Tài chính vừa qua đã ban hành thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó ghi rõ cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay cho khách hàng.

Song song với đó, Bộ Tài chính cũng quy định các đại lý bảo hiểm phải ghi âm một số nội dung trong quá trình tư vấn. Các tài liệu, dữ liệu ghi âm phải được các công ty bảo hiểm lưu trữ và bảo mật ít nhất 5 năm.

Những sửa đổi liên quan đến mua bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đang được kỳ vọng sẽ giúp thanh lọc thị trường, cũng như lấy lại niềm tin đã mất của người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Ngân hàng giở chiêu: 'Bảo hiểm hóa' phí bôi trơn, người vay nghẹn lòng chấp nhận

Tỷ giá USD/VND vào đợt 'hạ nhiệt' nhanh

Trong phiên giao dịch sáng ngày 23/11, chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền, ở mức 103,733 điểm. Chỉ số DXY đã suy yếu đáng kể, giảm hơn 2% kể từ tháng 7/2023, kéo tỷ giá USD/VND xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2023.

Chỉ số DXY giảm đã giúp tỷ giá hạ nhiệt trong những tuần qua. Theo dự đoán của VNDirect, áp lực tỷ giá USD/VND sẽ không còn nặng gánh trong giai đoạn cuối năm nay.

>> Xem thêm: Tháng cuối năm 2023, tỷ giá USD/VND vào đợt 'hạ nhiệt' nhanh

Hành động để chấm dứt khan hiếm vàng miếng

Thị trường vàng Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập, chênh lệch giá đến mức phi lý. 14 năm qua, Việt Nam không nhập khẩu vàng khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá lên cao. Việc sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng đang cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã cho biết, NHNN sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24 trình Chính phủ và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp.

>> Xem thêm: Hành động để chấm dứt khan hiếm vàng miếng

Cơ quan Đặc nhiệm chống rửa tiền toàn cầu đưa Việt Nam vào 'Danh sách Xám'

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, từ tháng 10/2023, Việt Nam bị FATF đưa vào danh sách các quốc gia có hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo có tầm quan trọng, chính yếu của FATF. FATF có thể yêu cầu Việt Nam sẽ phải thực hiện các biện pháp ưu tiên nhằm triển khai khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản ảo.

Như vậy, việc thoát khỏi Danh sách Xám trước năm 2025 là một trong những mục tiêu trọng tâm của Việt Nam, trong đó tăng cường quy định, cơ chế phòng, chống tội phạm rửa tiền thông qua giao dịch tiền mã hóa (tiền kỹ thuật số, tiền ảo) là một yêu cầu cấp bách. 

>> Xem thêm: Cơ quan Đặc nhiệm chống rửa tiền toàn cầu đưa Việt Nam vào 'Danh sách Xám'

Tin mới lên