Dấu hiệu đáng ngờ về rửa tiền, tài khoản của bạn lập tức vào tầm ngắm

Minh Anh - 25/11/2023 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được quy định rất rõ trong Luật Phòng, chống rửa tiền. Quy định giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần chống rửa tiền.

VNF

Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng được quy định thế nào?

Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định về dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng như sau:

- Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không.

- Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo.

- Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn bất thường, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường.

- Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh.

- Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.

- Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn.

- Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm.

- Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay hoặc ủy thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.

- Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng đề nghị vay vốn không đầy đủ, không chính xác.

- Có dấu hiệu nghi ngờ khách hàng sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện giao dịch liên quan đến hoạt động của tổ chức hoặc giao dịch thay cho đối tượng cá nhân khác.

- Các giao dịch trực tuyến qua tài khoản liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ giao thức Internet (sau đây gọi là địa chỉ IP) ở nước ngoài.

Đối tượng nào phải báo cáo khi giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên?

Đối tượng cần báo cáo bao gồm các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, bao gồm:

Tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động: Nhận tiền gửi; cho vay; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh toán; dịch vụ trung gian thanh toán; phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền; bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính.

Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; đổi tiền.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động: Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược.

Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản; kinh doanh kim khí quý, đá quý; kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo góp phần chống rửa tiền

Theo Quyết định 11/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Nhiều người băn khoăn rằng, quy định mới này sẽ cản trở giao dịch tiền mặt. Bên cạnh đó, dù nâng hạn mức so với mức cũ nhưng thực hiện rất khó bởi quá nhiều giao dịch trên 400 triệu đồng thuộc diện phải báo cáo với NHNN.

Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng, Chống rửa tiền (NHNN) khẳng định, quy định này hoàn toàn khả thi.

Còn theo đánh giá của PGS - TS Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế Quốc dân, quy định này nhằm bảo đảm sự giám sát của Nhà nước đối với các giao dịch tiền tệ, tăng quyền lực kiểm soát cung và cầu tiền để bảo đảm ổn định tiền tệ. Nhà nước sẽ theo dõi cụ thể từng giao dịch để từng bước hiểu rõ nguồn gốc tiền tệ, xu hướng di chuyển dòng tiền, giảm thiểu các tiêu cực, nhất là tội phạm rửa tiền, các khoản tiền ko rõ nguồn gốc, giao dịch bất hợp pháp...

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, việc nâng giá trị giao dịch số tiền phải báo cáo từ 300 triệu đồng theo quy định cũ lên 400 triệu đồng là phù hợp theo thu nhập của người dân. Bản thân các ngân hàng, công ty chứng khoán… cũng không gặp vấn đề gì khó khăn vì đã thực hiện báo cáo tự động. Riêng các công ty, cá nhân kinh doanh những dịch vụ phi tài chính liên quan có thể thời gian qua chưa thực hiện thì cần phải lưu ý bởi quy định cũng sẽ có hình thức xử phạt.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đã có quy định giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên phải thông qua ngân hàng. Nếu giao dịch tiền mặt sẽ bị cơ quan thuế không chấp nhận hạch toán vào chi phí hoạt động. Riêng đối với người dân khi giao dịch giá trị lớn cũng nên thông qua ngân hàng để an toàn, giảm rủi ro cho chính mình. 

Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhận định hầu hết các quy định liên quan về giao dịch, thanh toán tiền mặt của các DN, tổ chức đã có. Bản thân quy định của từng ngân hàng cũng như kiểm soát, kiểm toán nội bộ đều có đủ liên quan đến việc giải ngân cho vay. Vấn đề cốt lõi là tính tuân thủ quy định không được đảm bảo, nhiều cá nhân và tổ chức cố tình vi phạm. Trong đó, nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp thì sử dụng tiền mặt là lựa chọn đầu tiên để tránh bị truy vết, giám sát từ cơ quan quản lý nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Điều kiện xem xét chấp thuận khoản cấp tín dụng vượt giới hạn

Điều kiện xem xét chấp thuận khoản cấp tín dụng vượt giới hạn

(VNF) - Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn...

Cựu Phó chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc bị bắt

Cựu Phó chủ tịch Thường trực tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc bị bắt

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận.

Thua kiện phải đền bù 47 tỷ, Sacombank sẽ kháng cáo

Thua kiện phải đền bù 47 tỷ, Sacombank sẽ kháng cáo

(VNF) - Sau khi tòa TAND TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) tuyên Sacombank phải trả số tiền 46,9 tỷ đồng tiền gửi của khách bị “bốc hơi”, ngân hàng này cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo.

Vay vốn dưới 100 triệu không cần phương án sử dụng vốn

Vay vốn dưới 100 triệu không cần phương án sử dụng vốn

(VNF) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng vay vốn ngân hàng từ 100 triệu đồng trở xuống không phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi.

Phó Thống đốc: 'Chiến dịch lớn bắt buộc phải làm, không thể khác được'

Phó Thống đốc: 'Chiến dịch lớn bắt buộc phải làm, không thể khác được'

(VNF) - Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, việc triển khai Nghị định 2345 là một chiến dịch lớn và “bắt buộc phải làm, không thể làm khác được”.

Thấy gì từ phiên ‘xanh vỏ đỏ lòng’?

Thấy gì từ phiên ‘xanh vỏ đỏ lòng’?

(VNF) - Sau phiên “xanh vỏ đỏ lòng” kèm thanh khoản khựng lại, tiếp tục duy trì ở mức thấp, nhà đầu tư bước đầu có thể nghĩ đến kịch bản rằng chỉ số VN-Index chưa thể bứt phá vượt 1.300 điểm trong 1-2 tuần tới mà sẽ dao động nhằm tích luỹ, chuẩn bị cho một quãng tăng bùng nổ sau đó.

Đồng Yên suy yếu, chứng khoán Nhật Bản 'leo' cao kỷ lục

Đồng Yên suy yếu, chứng khoán Nhật Bản 'leo' cao kỷ lục

(VNF) - Chỉ số chứng khoán Nikkei và Topix của Nhật Bản đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại vào phiên 4/7, khi các nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu công nghệ và xuất khẩu với hy vọng về một mùa thu nhập mạnh mẽ khi đồng yên tiếp tục duy trì ở mức yếu.

Kinh tế Nga ‘thăng hoa’ nhờ chiến sự

Kinh tế Nga ‘thăng hoa’ nhờ chiến sự

(VNF) - Số liệu mới cho thấy người Nga đang ngày càng giàu có bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây và cuộc chiến tốn kém ở Ukraine.

Sổ đỏ nhà đất sắp có tên gọi mới

Sổ đỏ nhà đất sắp có tên gọi mới

(VNF) - Theo Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, sổ đỏ cấp cho người dân sẽ có tên gọi mới là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Di dời 200 hộ gia đình làm khu đô thị nghỉ dưỡng hơn 18.000 tỷ ở Tuyên Quang

Di dời 200 hộ gia đình làm khu đô thị nghỉ dưỡng hơn 18.000 tỷ ở Tuyên Quang

(VNF) - Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang nằm tại huyện Yên Sơn và TP. Tuyên Quang có quy mô 540ha. Dự án ảnh hưởng đến 979 hộ gia đình, tương ứng khoảng 3.916 nhân khẩu có đất ở, nhà cửa nằm trong phạm vi ranh giới nghiên cứu.

Căn biệt thự trong khu đất 300 tỷ, bỏ hoang 20 năm ở Tam Đảo

Căn biệt thự trong khu đất 300 tỷ, bỏ hoang 20 năm ở Tam Đảo

(VNF) - Được xây dựng kiên cố cách đây khoảng 20 năm giữa lưng chừng núi Tam Đảo nhưng không được hoàn thiện và bỏ hoang từ đó đến nay. Khu đất có căn biệt thự rộng khoảng hơn 7.000 m2, theo giá thị trường hiện nay tương đương khoảng 300 tỷ.