'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngành cá tra trên góc độ đầu tư cũng được coi là một ngành mang tính chu kỳ khi mà lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành có sự biến động rất lớn, phụ thuộc vào cung cầu cá tra trong ngành.
Trong lịch sử từ năm 2017 đến nay, có 2 giai đoạn toàn ngành cá tra bứt phá mạnh là 2017-2018 và 2021-2022 với mức tăng giá rất lớn của các cổ phiếu trong ngành đi đôi với sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
Giai đoạn 2017-2018, 3 thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và EU đều gia tăng nhu cầu, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ đẩy giá cá tra xuất khẩu cũng như giá cá tra nguyên liệu tại ao tăng mạnh, có những lúc giá xuất cá tra sang Mỹ đạt trên 5 USD/kg và giá tại ao đạt 35.000 đồng/kg. Điều này giúp các doanh nghiệp bứt phá lợi nhuận và sóng ngành được tạo ra.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nuôi trồng khác, khi giá cá tăng mạnh, người nuôi lãi lớn dẫn tới sự mở rộng ồ ạt vùng nuôi và sản lượng cá tra. Tồn kho ngành tăng dần, sản lượng tăng cao dẫn tới sự đi xuống của ngành từ năm 2019 khi nhu cầu thị trường Mỹ giảm mạnh. Theo cập nhật của Agromonitor, giá cá tra nguyên liệu giảm nhanh, đến cuối 2019 khi tồn kho ngành lên đỉnh thì giá cá chỉ còn ở mức 18.000 đồng/kg, người nuôi nếu không kiểm soát chi phí tốt sẽ gánh lỗ với mức giá này. Cổ phiếu cá tra giai đoạn đó cũng chứng kiến sự ảm đạm bao trùm toàn ngành.
Đến năm 2020 và đầu năm 2021, ngành cá tra gặp muôn vàn khó khăn khi dịch bệnh ập đến kéo theo nhu cầu giảm mạnh ở hầu hết các thị trường lớn, giá cá nguyên liệu tại ao tiếp tục duy trì ở mức thấp khiến diện tích nuôi giảm, nhiều hộ có xu hướng treo ao hoặc chuyển sang nuôi cá khác.
Chỉ cho đến nửa cuối năm 2021, khi nhu cầu các thị trường lớn dần hồi phục mạnh cộng với tồn kho ngành ở mức thấp mới giúp giá cá tra hồi phục trở lại. Đỉnh điểm là đầu năm 2022 khi chỉ trong thời gian ngắn, giá cá tra tăng từ mức 24.000 đồng/kg lên tới 32-33.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cũng tăng mạnh, nhất là tại thị trường Mỹ khi giá xuất khẩu tại thị trường này đã có lúc về đỉnh năm 2018. Điều này dẫn tới diễn biến hết sức tích cực của cổ phiếu ngành cá tra trong giai đoạn nửa đầu năm 2022 trước khi điều chỉnh mạnh thời gian gần đây.
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành cá tra cũng như nhiều ngành nghề khác mà chúng ta cần quan tâm.
Đầu tiên và quan trọng nhất là yếu tố cung cầu. Cung cầu ảnh hưởng lớn tới sản lượng xuất khẩu và giá bán của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp cá tra. Đối với yếu tố này, chúng ta cần quan tâm nhất tới nhu cầu các thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ cũng như nguồn cung liên quan tồn kho ngành và sản lượng cá tra.
Yếu tố thứ hai là vấn đề chính sách. Với các doanh nghiệp xuất khẩu, chính sách của chính phủ có tác động khá lớn, do ngành cá tra liên quan đến thực phẩm. Đối với ngành này, thuế chống bán phá giá tại Mỹ cũng như các vấn đề liên quan kiểm soát dịch Covid-19 trong 2 năm trở lại đây của Trung Quốc đang tác động khá lớn đến nhu cầu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Yếu tố thứ ba là chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn và bền vững sẽ giúp hoàn thiện chuỗi giá trị ngành, tạo nhiều giá trị gia tăng hơn cho cả người lao động và cổ đông. Có thể thấy trong nhiều năm, các doanh nghiệp cá tra vẫn đang liên tục mở rộng công suất, đầu tư nâng cấp quy trình và hoàn thiện chuỗi giá trị. Điển hình như các dự án sản xuất collagen và gelatin từ da cá của Công ty Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) và Công ty Nam Việt (HoSE: ANV). Trái lại, nếu chiến lược sai lầm thì có thể nhận cái kết đắng như “vua cá tra” một thời HVG.
Nhà đầu tư cũng cần tránh “bẫy” P/E thấp. Với bất kỳ ngành chu kỳ nào, khi lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh và P/E về mức thấp (dưới 7 lần) có thể cũng là lúc lợi nhuận theo quý đã đạt đỉnh và triển vọng ngành đang có vấn đề. Đối với ngành cá tra, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến ngành để dự báo chu kỳ ngành cũng như lợi nhuận trong một năm tiếp theo, qua đó có quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
Về triển vọng, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành cá tra đang có sự điều chỉnh đáng kể khi nhu cầu một số thị trường lớn có dấu hiệu sụt giảm kéo theo giá cá nguyên liệu đi xuống. Nhiều nhà đầu tư cho rằng ngành đã đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống.
Theo quan điểm cá nhân, ngành cá tra từ nay đến đầu năm 2023 vẫn còn nhiều cơ hội, tuy nhiên phụ thuộc khá lớn vào chính sách kiểm soát đại dịch của Trung Quốc (thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất). Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch và kiểm soát các lô hàng cá tra nhập khẩu có thể kéo theo nhu cầu gia tăng, nhất là giai đoạn tháng 9-10 khi các nhà nhập khẩu Âu, Mỹ cũng tăng cường nhập hàng cho mùa lễ hội cuối năm. Trên một nền tồn kho ngành trong nước vẫn ở mức thấp theo thống kê của Agromonitor, giá cá tra trong nước và xuất khấu có thể tiếp tục tăng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc nới lỏng hay thắt chặt ra sao vẫn là dấu hỏi nhà đầu tư cần theo dõi kỹ.
Một điểm nhà đầu tư cũng cần chú ý là với mức giá cá tra nguyên liệu và giá thức ăn chăn nuôi hiện nay, người nuôi có thể đang chạm mức hòa vốn. Điều này có thể giúp ngành duy trì nguồn cung không tăng quá nhanh, qua đó giúp giá xuất khẩu cao được duy trì lâu hơn.
Về dài hạn, ngành cá tra vẫn có rất nhiều tiềm năng. Cá tra là loài cá có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe, được chấp nhận và tiêu thụ ở ngày càng nhiều thị trường trong khi chất lượng và chi phí nuôi cá tra của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể nói tốt nhất thế giới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.