Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
David Trần sinh ra ở Sóc Trăng, Việt Nam vào năm 1945. Cha ông là một thương gia và mẹ ông là một bà nội trợ, nuôi nấng David và tám anh chị em của ông.
Chỉ được học hết tiểu học, năm 16 tuổi, ông Trần chuyển tới TP. Hồ Chí Minh để theo anh trai làm việc tại một cửa hàng bán hoá chất. Ông sau đó có quay trở lại Sóc Trăng để học trung học và sau đó đi nghĩa vụ quân sự cho tới năm 1975.
Từng có kinh nghiệm trong nhà bếp quân đội, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Trần cùng anh trai trồng ớt trên mảnh đất của mình ở phía đông bắc TP. HCM. Sau đó, ông chuyển sang làm nước sốt cay: Trần đã làm một loại tương ớt với tư cách là một đầu bếp quân đội, và ông nhận thấy rằng các loại nước sốt khác trên thị trường không đủ cay hoặc thiếu hương vị. Vì vậy, ông quyết định mua ớt tươi và bảo quản chúng, áp dụng nền tảng của mình về hóa chất để tạo ra một loại nước sốt giữ được vị tươi và cay.
“Tôi nghĩ đến việc làm nó vì giá ớt tươi lên xuống rất nhiều. Nếu tôi có thể làm ra nước sốt và giữ cho nó tươi và giữ giá thấp khi giá ớt tăng lên, chúng tôi vẫn giữ giá như cũ, thì chúng tôi sẽ nắm được thị trường”, ông Trần lý giải về việc bắt đầu làm tương ớt.
Tháng 12/1978, David Trần, lúc đó 33 tuổi, rời Việt Nam với 100 ounce vàng (khoảng 83 lượng vàng), thời bấy giờ trị giá khoảng 20.000 USD. Ông giấu số vàng này trong lon sữa đặc, di chuyển tới Hong Kong ở trại tị nạn 8 tháng trước khi tới Boston và sau cùng là định cư tại Los Angeles từ năm 1980.
Chuyển tới LA vì anh rể nói có thể tìm thấy ớt tươi ở California, ông Trần bán vàng và mua một tòa nhà rộng 2.500m2 ở khu phố Tàu. Tại đây, ông thành lập doanh nghiệp của mình vào tháng 2/1980, gọi là Huy Fong, được đặt tên theo chiếc tàu chở hàng từng đưa ông tới Hong Kong, để làm một loại nước sốt cay mà ông gọi là Sriracha.
Ông Trần cũng lựa chọn một con gà trống làm biểu tượng thương hiệu, do ông sinh vào năm Dậu.
David Trần bắt đầu bán Sriracha trên một chiếc xe tải Chevy màu xanh. Đến năm 1987, nhu cầu tăng cao đến mức ông chuyển Huy Fong đến một tòa nhà rộng 240.000 foot vuông ở Rosemead, phía đông Los Angeles. Chưa đầy một thập kỷ sau, ông đã mua một nhà máy Wham-O cũ ở bên cạnh.
Hơn 4 thập kỷ sau, Sriracha đã có mặt trên Survivor, Trạm vũ trụ quốc tế và các bàn ăn trên toàn thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường NPD Group, những chai tương của hãng này, với logo con gà trống và nắp màu xanh lá cây, hiện có mặt tại gần 1/10 nhà bếp ở Mỹ.
Sriracha đứng thứ ba trong thị trường tương ớt tại Mỹ, trị giá 1,5 tỷ USD (doanh thu) sau Tabasco, thuộc sở hữu của gia đình Mc Ilhenny từ năm 1868 và Frank's RedHot - của tập đoàn gia vị khổng lồ McCormick & Co.
Ngày nay Huy Fong đã đạt định giá 1 tỷ USD, dựa trên doanh thu ước tính là 131 triệu USD vào năm 2020, theo công ty nghiên cứu IBISWorld. Điều đó khiến ông Trần, 77 tuổi, người sở hữu toàn bộ công ty, trở thành tỷ phú tương ớt duy nhất tại Mỹ.
Trong khi một số đối thủ cạnh tranh của Sriracha đã bị thâu tóm trong những năm gần đây, do McCormick mua thương hiệu nước sốt cay Cholula của Mexico với giá 800 triệu USD vào tháng 11/2020, ông Trần không có ý định bán lại thương hiệu mà thay vào đó sẽ truyền lại công việc kinh doanh cho hai người con của mình là William Trần, 47 tuổi và Yassie Trần, 41 tuổi, đều đang làm việc tại Huy Fong.
Năm 2010, Huy Fong lại chuyển đến cơ sở hiện tại rộng 650.000 foot vuông ở Irwindale, cách Rosemead không xa. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của công ty, những thách thức mới đã đến.
Năm 2013, thành phố Irwindale đã kiện Huy Fong về mùi ớt phát ra từ nhà máy của công ty, cho rằng đó là "sự phiền toái với công chúng". Vụ kiện đã gây ra một cơn bão tranh luận vào thời điểm đó. Thường là người nhút nhát trước báo giới, ông Trần đã mở cửa nhà máy cho công chúng tham quan để chống lại cáo buộc. Đến tháng 5/2014, thành phố đã hủy bỏ vụ kiện.
"Một trong những điều khiến Trần trở nên hấp dẫn là việc ông ấy miễn cưỡng kể câu chuyện của mình. Tất cả những gì ông ấy quan tâm là điều hành công việc kinh doanh của mình thật tốt", Griffin Hammond, một nhà làm phim tài liệu, người đã tạo ra một bộ phim tài liệu năm 2013 về Sriracha cho biết.
Thành công vang dội của Sriracha cũng dẫn đến những kẻ làm hàng giả, những kẻ đã bán Sriracha nhái trong những chai được thiết kế bắt chước biểu tượng con gà trống.
Một thách thức lớn khác đến vào năm 2017, khi mối quan hệ của Huy Fong với Underwood Ranches, nhà cung cấp ớt độc quyền cho Huy Fong từ năm 1988, đổ vỡ và dẫn đến một cuộc chiến pháp lý.
Huy Fong ban đầu đã kiện Underwood vào tháng 8/1988, cho rằng Underwood đã không hoàn trả khoản thanh toán vượt mức 1,4 triệu USD từ mùa trồng trọt trước đó. Underwood đã kiện ngược lại, cáo buộc rằng Huy Fong đã vi phạm hợp đồng và Huy Fong đã thành lập một pháp nhân mới vào năm 2016 để thu mua ớt từ những người trồng khác. Cuộc đấu tranh tại tòa án tiếp tục cho đến năm 2021, khi một tòa phúc thẩm ở California yêu cầu Huy Fong bồi thường thiệt hại 23 triệu USD cho Underwood.
Ngay cả bây giờ, theo báo cáo DN của ông Trần đã tiêu thụ 50.000 tấn ớt mỗi năm và vẫn phụ thuộc vào một vụ thu hoạch bội thu trong vụ trồng ớt mùa xuân để đảm bảo có đủ ớt để sản xuất tương ớt. Điều này dẫn tới một khó khăn khác vào mùa xuân năm 2022, khi điều kiện thời tiết khiến vụ thu hoạch kém và gây ra tình trạng thiếu hụt ớt trầm trọng, buộc Huy Fong phải tạm thời ngừng sản xuất.
Nhưng sự thiếu hụt đó dường như đã qua đi và Huy Fong có thể quay trở lại tốc độ sản xuất 18.000 chai Sriracha một giờ như thường lệ. Công ty cũng sản xuất hai loại nước sốt nóng khác: sambal oelek chỉ sử dụng ớt, muối và giấm; và ớt tỏi.
Ông Trần luôn sử dụng cùng một thành phần trong Sriracha kể từ khi ông bắt đầu bán nó lần đầu tiên vào năm 1980: ớt, đường, muối, tỏi và giấm. Trong hơn 4 thập kỷ, đó là công thức thành công, biến Huy Fong từ một công ty mới thành lập nhỏ thành một doanh nghiệp tỷ đô.
Ông chủ Huy Fong nói: “Tôi có thể sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền hơn hoặc quảng bá sản phẩm của mình để kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng không, mục tiêu của tôi luôn là cố gắng tạo ra món sốt nóng cho người giàu với mức giá phù hợp với người nghèo”.
Sriracha đã trở thành một thương hiệu khổng lồ mà không tốn một xu nào cho quảng cáo và không tăng giá bán buôn kể từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, David Trần vẫn không tỏ ra tự cao về thành công của mình.
“Tôi muốn tiếp tục tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, như làm cho nước tương cay hơn, và không nghĩ đến việc kiếm thêm lợi nhuận”, ông chia sẻ với Forbes.
Xem thêm >> Chứng khoán VIX: Bà Nguyễn Thị Tuyết thôi làm chủ tịch HĐQT
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.