Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tập đoàn Shandong Ruyi Technology Group được mệnh danh là "LVMH của Trung Quốc". Theo Nikkei Asian Review, hãng đã tạo dựng một đế chế thời trang khổng lồ thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm các thương hiệu may mặc nổi tiếng khác như Aquascutum, Sandro và Renown.
Tuy nhiên, Shandong Ruyi phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính trong những năm gần đây. 1 tỷ NDT (tương đương 152,73 triệu USD) trái phiếu của tập đoàn sẽ đáo hạn vào 14/12. Nhưng Nikkei Asian Review nhận định các dấu hiệu cho thấy tình hình có vẻ không mấy hứa hẹn.
Hôm 8/12, công ty hủy buổi họp với các trái chủ, chỉ một tuần trước ngày đáo hạn trái phiếu. Trước đó, Ruyi và Ngân hàng Truyền thông đề xuất kéo dài thời gian đáo hạn và giãn thời gian hoàn trả trong vòng 3 năm tới. Tuyên bố thừa nhận "LVMH của Trung Quốc" đã "chịu áp lực thanh khoản nghiêm trọng bởi dịch Covid-19".
Theo đó, đề xuất nhằm cân bằng giữa "khả năng chuẩn bị tiền mặt và lợi ích cho các trái chủ" của công ty.
Ruyi cũng phải trả khoản lãi 75 triệu NDT (tương đương 11,47 triệu USD) hôm 15/12 cho 1 tỷ NDT (153 triệu USD) trái phiếu phát hành năm ngoái. Khoản trả lãi đáng lẽ đến hạn vào ngày 15/3. Tuy nhiên, ngày trả lãi bị hoãn đến hai lần sang ngày 15/6 và sau đó là ngày 15/12 với sự đồng ý của các trái chủ.
Hôm 13/12, công ty đầu tư JAB Holding (có trụ sở tại Luxembourg) xác nhận với Nikkei Asian Review rằng thỏa thuận mua lại nhà sản xuất giày Thụy Sĩ Bally của Ruyi (được ký năm 2018) đã bị hủy bỏ. Trước đó, Ruyi gây chú ý khi tìm cách đưa một trong những thương hiệu hàng đầu châu Âu vào danh mục đầu tư.
"Sau các cuộc đàm phán, Shandong Ruyi đã không kết thúc bằng một thỏa thuận. JAB vẫn là cổ đông chính của Bally", Nikkei dẫn lời đại diện truyền thông Zach Siegel của JAB tiết lộ.
Hãng thời trang Trung Quốc cũng chưa tiết lộ kết quả kinh doanh nửa đầu năm và quý III/2020. Theo dữ liệu của quý I/2020, công ty nắm giữ 4,58 tỷ NDT (tương đương 700 triệu USD) tiền mặt. Tuy nhiên, các khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả trong vòng một năm lên đến 14,36 tỷ NDT (2,19 tỷ USD), gấp hơn 3 lần số tiền hiện có.
Moody's Investors Service xếp hạng Ruyi "Caa3", tức thuộc bậc đầu cơ và có rủi ro tín dụng rất cao. Theo đánh giá hàng năm được Moody's công bố hồi tháng 8, xếp hạng này phản ánh "rủi ro tái cấp vốn của Ruyi do các khoản nợ sắp đáo hạn lớn, tính thanh khoản yếu và hạn chế trong những kế hoạch tái cấp vốn".
Theo ông Chenyi Lu, chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody's, báo cáo chỉ ra "nhu cầu mua lại mạnh mẽ và rủi ro tài chính cao do tăng trưởng thông qua vay nợ" của Ruyi. Công ty mẹ Beijing Ruyi Fashion Investment Holding cũng được cho là có "tính minh bạch yếu" và quá nhiều thương vụ mua lại dẫn đến yếu tố đầu cơ cao.
Năm ngoái, Jining City Urban Construction Investment từng cam kết mua lại 26% cổ phần Ruyi với giá 3,5 tỷ NDT (535,29 triệu USD). Tuy nhiên, Jining chính thức rút lui hồi tháng 5 và chỉ giữ lại 0,01% cổ phần. Thông tin công khai gần nhất cho thấy Tập đoàn Itochu của Nhật Bản và một công ty con sở hữu 13,9% cổ phần Ruyi.
Theo Nikkei Asian Review, nguồn tài chính eo hẹp của Ruyi bắt nguồn từ hàng loạt thương vụ mua lại trong những năm qua, bao gồm nhãn hiệu cao cấp Sandro của Pháp, nhà sản xuất áo khoác của Anh Aquascutum và nhãn hiệu quần áo Nhật Bản lâu đời Renown. Tuy nhiên, Renown mới nộp đơn xin phá sản trong năm nay.
Ngoài Ruyi, Trinity - đơn vị niêm yết trên sàn Hong Kong của tập đoàn - cũng gặp rắc rối. Trinity vận hành các cửa hàng thời trang ở Trung Quốc và châu Âu dưới những thương hiệu như Cerruti 1881, Gieves & Hawkes, Kent & Curwen và D'Urban.
Theo tuyên bố của công ty, đơn vị Trinity đã không trả được 150 triệu HKD (tương đương 19,3 triệu USD) còn nợ ngân hàng.
Trong khi đó, hồi tháng 11, Shandong Ruyi Woolen Garment Group - đơn vị niêm yết tại Thâm Quyến của Tập đoàn Ruyi - thừa nhận rằng kế hoạch phát hành cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục bị trì hoãn. Kế hoạch này vẫn đang chờ sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.