Để trở thành nước thu nhập cao: Việt Nam chọn mô hình tăng trưởng nào?
(VNF) - Để trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nên lựa chọn mô hình 'sóng tăng trưởng', với nguyên tắc “chuẩn bị sâu rộng, tăng tốc tập trung và tối ưu hóa hiệu quả".
Trở thành nước thu nhập cao là điều không dễ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố báo cáo về việc xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng để Việt Nam đạt được mục tiêu gia nhập nhóm quốc gia tăng trưởng cao vào năm 2045.
Theo GS.TS Trần Thị Vân Hoa, đại diện cho nhóm nghiên cứu của Trường Kinh tế và Quản lý công thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân, mục tiêu tới năm 2045 trở thành nước thu nhập cao là điều không dễ.
“Để trở thành nước thu nhập cao, chúng ta phải đưa mức thu nhập bình quân đầu người hiện tại là 4.180 USD (năm 2024) lên 7.500 USD vào năm 2030 và trên khoảng 13.000 - 15.000 USD vào năm 2045. Bài toán đang khó hơn khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ngày càng phức tạp, khó dự báo. Cùng với đó, Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc toàn diện, với những thay đổi rất mạnh mẽ”, bà Hoa nói.

Kịch bản thứ nhất - Kịch bản A có logic thiết kế là “Khởi động mạnh mẽ - củng cố vững chắc và duy trì ổn định”.
Trong kịch bản này, giai đoạn I được dự kiến từ 2025 - 2029, với tốc độ tăng trưởng 11%/năm. Giai đoạn II kéo dài 8 năm, từ năm 2030 - 2037, với tốc độ tăng trưởng 9%/năm. Giai đoạn III dài 8 năm từ 2038 - 2045, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7 - 8%/năm.
“Trong kịch bản với mô hình khởi động nhanh này, chúng ta sẽ tận dụng được cái động lực ban đầu để tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, cùng với đó là áp sẽ rất lớn trong giai đoạn đầu, dễ dẫn đến kiệt sức do phải làm rất nhiều việc trong cùng một thời gian ngắn”, bà Hoa phân tích.
Kịch bản thứ hai - Kịch bản B với mô hình tăng tốc kéo dài, với logic thiết kế là “Duy trì đỉnh cao - hạ cánh mềm”. Thời gian của 3 giai đoạn trong kịch bản này đều là 7 năm, trong đó 7 năm đầu tiên phải đạt 11%/năm, 7 năm tiếp theo có tốc độ tăng trưởng GDP là 8,5 - 9%/năm, 7 năm cuối là 6,5 - 7,5%/năm.
Ưu điểm của kịch bản này, theo GS.TS Vân Hoa là thời gian chuẩn bị dài và áp lực phân bổ đều. Tuy vậy, rủi ro được xác định là khó duy trì được động lực tăng trưởng trong một thời gian rất dài, tới 7 năm.
Kịch bản thứ ba - Kịch bản C, có tên là "Mô hình sóng tăng trưởng" với nguyên tắc: “chuẩn bị sâu rộng, tăng tốc tập trung và tối ưu hóa hiệu quả”.
Trong mô hình này, giai đoạn I là 10 năm, từ 2025 - 2035, trong đó từ nay đến năm 2030 được xác định là thời gian chuẩn bị, với tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 8 - 10%/năm. Những năm từ 2031 - 2035 được xác định là giai đoạn tăng tốc, với tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 11 - 12%/năm. 10 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần, từ khoảng 8 -9% trong 5 năm đầu và 6,5 - 7,5% trong 5 năm cuối.
“Áp lực tăng trưởng sẽ tăng từ từ và cũng sẽ giảm từ từ theo sóng tăng trưởng. Việc có thời gian chuẩn bị kéo dài cũng là giải pháp đảm bảo nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng tốc, phù hợp với chu kỳ phát triển tự nhiên. Khi đó, rủi ro về các cú sốc tăng trưởng sẽ giảm”, bà Vân Hoa làm rõ.
Đề xuất chọn mô hình "sóng tăng trưởng"
Về việc lựa chọn một mô hình phù hợp, GS.TS Trần Thị Vân Hoa đề xuất phương án chọn là kịch bản thứ 3, theo mô hình sóng tăng trưởng.
Về lý thuyết, mô hình này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia Đông Á. Hai là thời gian chuẩn bị kéo dài, đảm bảo cho một cuộc cải cách toàn diện cũng như tính linh hoạt trong các phương án thực hiện. Đồng thời, nguồn lực thực hiện cũng sẽ tăng dần theo khả năng…
“Đất nước đang trong giai đoạn tái cấu trúc thể chế và bộ máy quản lý nhà nước, sẽ khó tăng tốc ngay lập tức. Tương tự, các nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ là nền tảng cho các kế hoạch tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn tới. Hơn thế, việc đề xuất tách giai đoạn 2025 - 2035 thành 2 phân kỳ 5 năm một để có sự linh hoạt trong thực thi. Nếu 5 năm đầu chưa đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng thì sẽ tăng tốc ở 5 năm tiếp sau, tránh sự mất cân đối cũng như cú sốc tăng trưởng”, GS.TS Trần Thị Vân Hoa phân tích.

Trong kịch bản lựa chọn, nhóm nghiên cứu đã tính toán, tăng trưởng GDP có thể đạt được mức cao nhất trong giai đoạn 2031 - 2035, với khoảng 11 - 12%/năm.
Với động lực tăng trưởng là khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng đã được đầu tư, từ vận hành đến tối ưu logistics. Sự bùng nổ công nghiệp công nghệ cao cũng được dự báo sẽ góp phần quan trọng vào tăng trưởng, khi các khu vực doanh nghiệp đều tăng tốc, tỷ lệ nội địa hóa có thể lên tới 40-50%. Đặc biệt, kinh tế số sẽ đóng góp 20-25%/GDP khi chiến lược chuyển đổi số toàn diện đã phát huy kết quả. Cùng với đó là nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển…
Tuy nhiên, bà Hoa cũng nhấn mạnh, giai đoạn chiến bị chiến lược trong 5 năm, từ nay tới năm 2030 có ý nghĩa rất lớn cho bước tăng tốc. Mục tiêu tăng trưởng của 5 năm này sẽ là 8 - 10%, với động lực hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng, tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng.
Quan trọng là những cải cách về thể chế, quản trị, pháp lý trong giai đoạn này tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo chuyển từ tăng trưởng dựa trên vốn sang dựa trên năng suất, chuyển mạnh mẽ và chuyển hoàn toàn sang phát triển dựa trên kinh tế tri thức, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khi đó, nền kinh tế sẽ bước lên những bậc cao hơn, có giá trị gia tăng tốt hơn trong chuỗi giá trị và phát triển bền vững hơn. Vị thế của đất nước năm 2045 sẽ là thu nhập cao, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á…
“Hiện tại, chúng ta đã có điều kiện thành công then chốt, đó là quyết tâm chính trị và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng cao của đất nước. Các đột phá chiến lược, về thể chế, hạ tầng, nhân lực, cũng đang được thúc đẩy với tư duy đột phá. Bước tiếp theo cần thực hiện là các giải pháp thực thi chi tiết, cụ thể trên cơ sở xác định các trọng tâm phát triển.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất cơ chế giám sát, đánh giá định kỳ 3 năm một lần để xem xét toàn diện và xác định các điểm nghẽn phát sinh, từ đó có cảnh báo sớm. Nếu tốc độ tăng trưởng thực tiễn thấp hơn mục tiêu 2%, các phương án dự phòng cần được kích hoạt. Ngược lại, nếu có cơ hội bứt phá mạnh hơn cũng có thể điều chỉnh để tận dụng thời cơ.
Theo GS.TS Trần Thị Vân Hoa, một nền kinh tế chưa từng đạt được tăng trưởng 2 con số, vẫn đang dựa vào các động lực tăng trưởng chính là vốn, lao động, thì việc xác định các kịch bản để có nhìn rõ con đường phải đi, thách thức phải đối diện và cả cơ hội phía trước là vô cùng cần thiết.
Mục tiêu tăng trưởng 8%: Đừng chỉ trông chờ vào đầu tư công
Đón vốn tỷ USD của gia đình TT Trump, Hưng Yên ghi dấu kỷ lục FDI
(VNF) - Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, tỉnh Hưng Yên thu hút thêm gần 4,5 tỷ USD vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mức cao kỷ lục nhờ các siêu dự án đô thị hàng tỷ USD đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Trái phiếu doanh nghiệp: Áp lực đáo hạn nóng trở lại
(VNF) - Ông Nguyễn Tùng Anh - Quản lý cấp cao, chuyên gia nghiên cứu tín dụng và dịch vụ tài chính bền vững của FiinRatings cũng cho rằng áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ tăng cao trong các quý tới, đặc biệt tập trung vào quý III/2025.
Xuất hiện liên minh DN Việt - Mỹ xin tự thu xếp 100 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao
(VNF) - Liên minh đầu tư Mekolor và Great USD đề xuất tự thu xếp 100 tỷ USD để đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Những đối tượng không có lương hưu được hưởng trợ cấp từ 1/7
(VNF) - Từ ngày 1/7/2025, những người từ 70 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo và không có lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được xem xét nhận trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định mới trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Chấp thuận chủ trương đầu tư: Thủ tục '8 không', cần bãi bỏ?
(VNF) - Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đang là 1 chủ đề tranh cãi. Một bên cho rằng việc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư là cơ sở để xác lập dự án, qua đó xác định rõ ràng các thông tin. Còn một bên khác lại cho rằng chủ trương chấp thuận đầu tư là thủ tục có đến "8 không" và phải bãi bỏ chứ không sửa đổi.
Người phụ nữ bất ngờ nhặt được thùng tiền tương đương 9,5 tỷ đồng tại bãi rác
(VNF) - Một người phụ nữ sống tại tỉnh Nonthaburi, Thái Lan, đã phát hiện một thùng nhựa chứa hơn 12 triệu baht tiền mặt (tương đương khoảng 9,5 tỷ đồng) tại khu vực xử lý rác thải của một tòa chung cư. Sau khi trình báo cảnh sát, chủ nhân của số tiền đã lộ diện.
Tôm Việt sang Mỹ chịu thuế cao nhất 19 năm qua, lên tới hơn 35%
(VNF) - Doanh nghiệp tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá sơ bộ lên đến 35,29%, mức cao chưa từng có trong 19 năm qua. Các doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị DOC cân nhắc lại.
Nhận diện 5 dấu hiệu bị xếp vào diện rủi ro khi đăng ký hóa đơn điện tử
(VNF) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 32, bổ sung quy định về 5 tiêu chí để xác định người nộp thuế thuộc diện rủi ro cao trong quá trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là động thái nhằm tăng cường kiểm soát việc phát hành hóa đơn, ngăn chặn hành vi gian lận, trốn thuế và bảo đảm hiệu quả công tác quản lý thuế điện tử.
Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu 3 tỷ USD nông sản từ Mỹ
(VNF) - Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác Việt Nam vừa hoàn thành chuyến làm việc kéo dài 6 ngày tại Hoa Kỳ, với kết quả nổi bật là loạt biên bản ghi nhớ trị giá gần 3 tỷ USD nhập khẩu nông sản từ Mỹ, đồng thời mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển bền vững.
Từ 9/6: Người dân Hà Nội không còn phải đi xin cấp phép xây dựng
(VNF) - Từ ngày 9/6, người dân Hà Nội có thể nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng hoàn toàn qua mạng, không cần đến trực tiếp cơ quan hành chính, nhờ việc thành phố triển khai tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng.
Một dự án liên quan 12 luật và 20 thông tư: 'Mê cung' thủ tục, đánh đố doanh nghiệp
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết: "Có những dự án đầu tư sử dụng đất phải thực hiện thủ tục theo ít nhất 12 luật, hơn 20 nghị định và thông tư. Nhanh thì 18 - 24 tháng, còn bình thường là gần 3 năm mới hoàn thành được các thủ tục”
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng của Công ty Tuấn Dương & TKT
(VNF) - Lực lượng chức năng Phú Thọ kiểm tra đột xuất Công ty Tuấn Dương & TKT, tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng theo công bố. Mẫu sản phẩm đã được gửi kiểm nghiệm.
Phó Thủ tướng thúc tiến độ thi công 231km cao tốc vùng Nam Trung Bộ
(VNF) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm chất lượng công trình; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì tiến độ mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng.
Bộ đôi’ lập 'Vựa miền Trung' lừa đảo hàng chục tỷ đồng
(VNF) - Nguyễn Thái Điền và Đào Nguyên Nghị dựng lên “đế chế ảo” mang tên Vựa miền Trung, đưa ra những thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt gần 40 tỷ đồng của hàng trăm người.
Ông Trịnh Văn Quyết được vợ nộp thêm 1.400 tỷ, khắc phục toàn bộ hậu quả
(VNF) - Vợ ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) vừa nộp thêm hơn 1.400 tỷ đồng, qua đó khắc phục toàn bộ số tiền gần 2.500 tỷ đồng.
Đề xuất mời doanh nhân, chuyên gia ký hợp đồng làm công chức lãnh đạo
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mời doanh nhân xuất sắc, nhà khoa học, luật sư đầu ngành ký hợp đồng vào làm công chức lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Ban Bí thư kỷ luật nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao Su
(VNF) - Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ba ông là Trần Ngọc Thuận, Võ Văn Chánh, Nguyễn Văn Tiến.
5 tháng năm 2025, gần 111.600 doanh nghiệp rời bỏ thị trường
(VNF) - Tình hình doanh nghiệp đang rất khó khăn khi trong 5 tháng đầu năm có 111.800 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì có tới 111.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tổng Bí thư: 'Kéo dài việc sử dụng cán bộ không chuyên trách đến 31/5/2026'
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu lộ trình kéo dài việc sử dụng người không chuyên trách phù hợp với thời điểm, sắp xếp lại thôn, tổ chức dân phố trước ngày 31/5/2026.
‘Có Đại biểu Quốc hội chuyên trách 3 - 4 chức danh, không rõ bổ nhiệm khi nào’
(VNF) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách thì chỉ làm đại biểu, không kiêm nhiệm, giữ nhiều chức danh khác.
Danh tính cán bộ đóng dấu kiểm dịch sai lên thịt heo bệnh của Công ty C.P.
(VNF) - Ông N.L.C., viên chức Trạm Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) được xác định là người đóng dấu KSGM (kiểm soát giết mổ) sai quy định với lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, bỏ huyện cần bỏ lệ phí trước bạ 5% với xe máy tại thành phố?
(VNF) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo NĐ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 quy định về lệ phí trước bạ.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ bảo kê, tiếp tay buôn lậu, hàng giả
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức, tham nhũng, bảo kê cho các đối tượng vi phạm pháp luật, với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Phát lộ 4 tấn thịt lợn, gà nhập lậu trong kho Công ty Thịnh Phát Food
(VNF) - Lực lượng chức năng Quảng Bình vừa phát hiện gần 4 tấn thực phẩm đông lạnh các loại trong kho hàng của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thịnh Phát Food.
Đón vốn tỷ USD của gia đình TT Trump, Hưng Yên ghi dấu kỷ lục FDI
(VNF) - Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, tỉnh Hưng Yên thu hút thêm gần 4,5 tỷ USD vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mức cao kỷ lục nhờ các siêu dự án đô thị hàng tỷ USD đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Hiện trạng loạt dự án BĐS chờ Đà Nẵng định lại giá đất để 'hồi sinh'
(VNF) - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng đã liên tục phát hành thông báo mời các đơn vị có năng lực tham gia tư vấn xác định giá đất đối với nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố.