Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đang đề xuất sửa đổi quy định hiện hành bắt buộc đăng kiểm viên phải có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Ngoài ra phải có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên, sau khi vượt qua kỳ thi sát hạch mới đủ điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên thường.
Tại dự thảo nghị định sửa đổi, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất đối với đăng kiểm viên bậc cao thì ngoài trình độ trên còn phải có kinh nghiệm là đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.
Tiếp đó, đề xuất cho phép người có trình độ trung cấp, cao đẳng kỹ thuật cơ khí, có kinh nghiệm làm việc trong các xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, có thời gian thực tập nghiệp vụ được thi sát hạch và cấp chứng chỉ đăng kiểm viên.
Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng đề xuất mỗi dây chuyền chỉ cần tối thiểu một đăng kiểm (thay vì 3 như hiện nay) để khai thác tối đa năng lực các đơn vị đăng kiểm. Thực tế, nhiều trung tâm chỉ có 1-2 đăng kiểm viên nên toàn bộ dây chuyền phải đóng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đề xuất mỗi dây chuyền được kiểm định không giới hạn công suất. Quy định hiện hành yêu cầu một dây chuyền loại I kiểm định không quá 90 xe, dây chuyền loại II không quá 70 xe/ngày.
Dự thảo nghị định đề xuất cho phép các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng của nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô (3S, 4S) có trang thiết bị, nhân lực đáp ứng quy chuẩn được phép kiểm định ô tô hay đăng kiểm của quân đội, công an được tham gia khi cần trưng dụng.
Cách đây ít ngày, Bộ Giao thông Vận tải chính thức ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Trong đó, có 2 nội dung đáng chú ý. Đầu tiên là miễn kiểm định lần đầu đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng. Theo đó, điều kiện của phương tiện để được áp dụng quy định này là có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp iấy chứng nhận kiểm định dưới 2 năm (năm sản xuất cộng 1 năm) và có đủ hồ sơ hợp lệ, sẽ được cấp tem và giấy chứng nhận tại các trung tâm đăng kiểm mà không phải mang xe đến trình diện.
Thứ hai, thông tư mới ban hành cũng điều chỉnh chu kỳ kiểm định một số loại xe cơ giới. Cụ thể, đối với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải thì chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 30 tháng lên 36 tháng. Thời gian sản xuất đến 7 năm (đã sản xuất được 7 năm), chu kỳ tăng từ 18 tháng lên 24 tháng.
Thời gian sản xuất trên 7 năm đến 20 năm (trước đây là 12 năm) thì chu kỳ giữ nguyên 12 tháng. Thời gian sản xuất trên 20 năm, chu kỳ kiểm định giữ nguyên 6 tháng.
Đối với ô tô chở người các loại trên 9 chỗ, chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 18 tháng lên 24 tháng. Thời gian sản xuất đến 5 năm, chu kỳ kiểm định tăng từ 6 tháng lên 12 tháng. Thời gian sản xuất trên 5 năm chu kỳ giữ nguyên 6 tháng.
Đối với ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.
Theo tính toán của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sẽ có khoảng hơn 570.000 ô tô mua mới được miễn đăng kiểm lần đầu trong năm 2023, ước tính tiết kiệm chi phí gần 130 tỷ đồng.
Xem thêm: Hơn 570.000 ôtô mua mới năm 2023 được miễn đăng kiểm lần đầu, tiết kiệm 130 tỷ đồng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.