Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG
(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
- Bách Hóa Xanh trao quyền chọn cổ phần để giữ chân lãnh đạo 15/05/2025 07:45
Chính phủ đã gửi tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Chương IV của Nghị quyết đề xuất những hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công dành cho doanh nghiệp tư nhân.
Về phần hỗ trợ tài chính, tín dụng, tại Điều 9, dự thảo Nghị quyết đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo Nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
Bên cạnh đó là quy định về Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chức năng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay khởi nghiệp, tài trợ vốn ban đầu cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo, dự án xây dựng vườn ươm, đầu tư vào các quỹ đầu tư địa phương, quỹ đầu tư tư nhân để tăng nguồn cung vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ 2 thẩm tra dự thảo Nghị quyết do Thường trực Uỷ ban Kinh tế và Tài chính tổ chức, góp ý vào điều 9 dự thảo, đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM, cho rằng cần quy định thật cụ thể nội dung này, làm rõ phương thức hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp, nếu không sẽ rất khó triển khai vì kinh nghiệm cho thấy hiệu quả hỗ trợ bằng chính sách này trước đây rất thấp.
Còn đại biểu Trần Văn Khải, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, kiến nghị sửa Điều 9 để mở rộng phạm vi hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho cả các dự án đổi mới công nghệ, chuyển đổi số quy mô lớn của doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ, bổ sung: “doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện dự án đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hoặc dự án xanh, tuần hoàn đáp ứng tiêu chí ESG…. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới, chuyển đổi số, không chỉ giới hạn ở lĩnh vực môi trường, qua đó thúc đẩy năng suất và sức cạnh tranh”, đại biểu Trần Văn Khải góp ý.
Đại biểu Trần Văn Khải cũng đề nghị tăng cường ưu đãi thuế cho công nghệ sạch, kinh tế xanh (Điều 12). Cụ thể là cho phép doanh nghiệp được khấu trừ 150% chi phí cho hoạt động đổi mới, nâng cấp công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ưu đãi này song song với ưu đãi chi phí R&D, qua đó khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch, cải tiến quy trình để phát triển bền vững.

Trong báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội khóa XV lưu ý, từ kết quả giám sát chuyên đề về "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023" cho thấy, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại đạt kết quả rất thấp, không đi vào cuộc sống.
Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như tiêu chí xác định đối tượng cho vay chưa rõ ràng, đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách nhưng có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra, cân nhắc chi phí phát sinh để theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nếu nhận hỗ trợ lãi suất, lo ngại trường hợp bị thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất trong khi đã hạch toán vào lợi nhuận doanh nghiệp và chia cổ tức cho cổ đông.
Vì vậy, để bảo đảm chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG) thực sự phát huy hiệu quả, cần bảo đảm quy định rõ ràng về tiêu chí xác định đối tượng cho vay, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Điều 5 dự thảo nghị quyết và Nghị quyết 68, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại thực hiện nguyên tắc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm khi triển khai thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội đề nghị cân nhắc chỉ triển khai nhiệm vụ cho vay và cấp bù lãi suất qua một số ngân hàng nhất định để bảo đảm hiệu quả thực thi chính sách.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các loại hình quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khác để phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất, nghiên cứu hình thức hỗ trợ thông qua ngân hàng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội đề nghị bổ sung chính sách miễn, giảm thuế đối với công ty quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm.
Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

OCB tăng tốc xanh hóa, nhắm Top 5 ngân hàng tư nhân về ESG
(VNF) - Chiến lược phát triển tín dụng xanh đang từng bước trở thành một trong những trụ cột tăng trưởng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) với những tín hiệu tích cực về quy mô dư nợ và số lượng khách hàng. OCB đặt mục tiêu vào Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân hàng đầu Việt Nam về hiệu quả ESG, đưa tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư nợ thị trường 1 lên hơn 11% trong năm 2025.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".
Pháp trúng 'giải độc đắc' với kho báu hydro 92 tỷ USD lớn nhất thế giới
(VNF) - Trong một phát hiện mang tính bước ngoặt, các nhà khoa học tại Pháp đã phát hiện được mỏ hydro tự nhiên khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất Folschviller thuộc vùng Moselle, với trữ lượng ước tính lên tới 46 triệu tấn và giá trị thị trường khoảng 92 tỷ USD.
ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược
(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.
Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế
(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.
Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM chính thức ra mắt
(VNF) - Hội Doanh nghiệp Xanh TP. HCM (HGBA) chính thức ra mắt vào chiều 10/6 nhằm tập hợp các một lực lượng tiên phong trong hành trình xây dựng nền kinh tế xanh.
Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần
(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.
Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
Hơn 400 người tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển tại Vịnh Nghi Sơn
(VNF) - Trong khuôn khổ Chiến dịch làm sạch biển 2025, hơn 400 tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch môi trường biển tại khu vực ven Vịnh Nghi Sơn, xã Nghi Sơn, thu gom khoảng 30 tấn rác thải.
Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.

