Tiêu điểm

Đề xuất loại bỏ nhà riêng lẻ là vi hiến, mua nhà đầu cơ là lãng phí tiềm lực

(VNF) - Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch, Kiến trúc Hà Nội cho rằng, đề xuất loại bỏ nhà thấp tầng trong nội thành Hà Nội là không phù hợp với mục tiêu phát triển nhà ở hiện nay, cũng như không phù hợp với quy định của pháp luật.

Đề xuất loại bỏ nhà riêng lẻ là vi hiến, mua nhà đầu cơ là lãng phí tiềm lực

'Mua nhà để đầu cơ là lãng phí tiềm lực'

Nhiều năm sinh sống và làm việc tại Singapore, ông Khương cho biết, tại đây bất động sản phải tạo ra giá trị. Theo đó, giá trị phải dựa trên 3 yếu tố.

Thứ nhất, là quy hoạch rất tốt. Những phần đất xung quanh quy hoạch phải thuộc về Chính phủ, trả theo giá thị trường để người dân phấn khởi khi có lợi. Nếu người dân góp vốn vào đấy thì lại có thể đầu tư và sau được chia lợi.

"Cho nên quy hoạch là rất quan trọng. Mình không có quy hoạch thì đừng hy vọng bất động sản bùng lên", ông Khương nhấn mạnh.

Thứ hai, là trong bối cảnh vừa qua các doanh nghiệp bất động sản cũng vay rất nhiều, tỷ lệ vốn bắt buộc trên vốn cho vay của Việt Nam thấp, ở dạng báo động so với nhiều nước.

Thứ ba, là hạ tầng hỗ trợ tạo ra giá trị cho bất động sản. Bây giờ mua nhà chỉ mà chỉ để đầu cơ, ở chưa tiện là lãng phí nguồn lực. Cho nên buộc phải tạo ra giá trị của bất động sản. Và các doanh nghiệp lần này phải nghĩ lại vấn đề này.

Dưới góc nhìn đó, TS Vũ Minh Khương cho rằng, tới thời điểm hiện giờ, BĐS Việt Nam vẫn phát triển theo nhu cầu tự phát và có tính đầu cơ.

>>>Xem thêm: 'Mua nhà để đầu cơ là lãng phí tiềm lực'

'Nhà thấp tầng ở Hà Nội có lỗi gì mà phải loại bỏ?'

Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch, Kiến trúc Hà Nội cho rằng, đề xuất loại bỏ nhà thấp tầng trong nội thành Hà Nội là không phù hợp với mục tiêu phát triển nhà ở hiện nay, cũng như không phù hợp với quy định của pháp luật.

Ông Đào Ngọc Nghiêm khẳng định ý tưởng này không hợp lý bởi chỉ tiêu nhà ở, lối sống và thu nhập của mỗi người dân rất khác nhau. Trong khi đó, định hướng tiêu chuẩn bình quân về nhà ở đề ra rất cao nhưng chưa đáp ứng được. Nguyên nhân là do Hà Nội có rất nhiều người tạm trú là sinh viên, lao động tự do nhưng lại thiếu quỹ đất xây nhà ở xã hội và nguồn vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, hiến pháp quy định Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, trong đó có chủ đầu tư là tư nhân hoặc hộ gia đình. Do vậy, đề xuất loại bỏ nhà riêng lẻ là vi hiến và trái với quy định của Luật Nhà ở.

Theo ông Nghiêm, đề xuất như vậy cũng không phù hợp với nguồn lực xã hội hiện nay, trong khi đang rất thiếu nhà cho người dân, mà lại đề xuất loại bỏ nhà ở riêng lẻ trong nội thành.

>>>Xem thêm: 'Nhà thấp tầng ở Hà Nội có lỗi gì mà phải loại bỏ?'

‘Quy định hiện hành vẫn còn kẽ hở để lọt nhà đầu tư kém năng lực’

Nhận định về vấn đề đầu tư công trong năm 2023, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, quy định pháp lý liên quan đến Luật Đầu tư công và các luật có liên quan khác tuy đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện song vẫn chưa thật sự đồng bộ. Các chủ đầu tư và cơ quan quản lý dự án đầu tư công cũng như quản lý tài chính dự án đầu tư công vẫn lúng túng, vướng mắc khi triển khai thực hiện các quy định trong thực tế.

Tiếp theo, việc quản lý dự án đầu tư công vẫn còn nhiều nội dung, nhiều khâu, nhiều cấp với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp, nặng về phê duyệt, xin - cho, hợp thức hóa... mà chưa dành quyền chủ động cho chủ đầu tư đi đôi với tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

“Quyền và trách nhiệm của cá nhân với quyền và trách nhiệm của tập thể chưa được phân định rạch ròi nên không ít dự án đầu tư công chậm triển khai, theo đó tiến độ giải ngân chậm do quyết định cá nhân không kịp thời, phải chờ sự đồng thuận nhất trí của cả tập thể”, ông Ánh nêu.

Cùng với đó, ông Ánh cũng khẳng định quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu, ngay cả trường hợp chỉ định thầu hay đấu thầu rút gọn, theo Luật Đấu thầu vẫn còn những hạn chế bất cập khiến cho quá trình tổ chức đấu thầu kéo dài.

“Hơn nữa, quy định hiện hành vẫn còn những kẽ hở để lọt nhà thầu yếu kém không đủ năng lực, thậm chí nhà thầu “sân sau” phục vụ lợi ích nhóm nên nếu không bị phát hiện thì thời gian triển khai dự án đương nhiên bị kéo dài, đội vốn; còn nếu bị phát hiện thì việc thay nhà thầu lại phải bắt đầu lại từ đầu, tiêu tốn rất nhiều thời gian thực hiện dự án đầu tư công”, ông Ánh nói.

>>>Xem thêm: Giải ngân đầu tư công: ‘Quy định hiện hành vẫn còn kẽ hở để lọt nhà đầu tư kém năng lực’

'Ba động lực của nền kinh tế đều phục hồi rất chậm'

Tại toạ đàm MBS' Talk, PGS TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân bình luận, ba động lực của nền kinh tế là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu đều tăng trưởng hoặc phục hồi rất chậm.

Đối với tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng đang giảm qua các quý. Kinh tế Việt Nam đã trải qua mấy năm COVID-19, năm ngoái lại trải qua cú sốc về tài chính tiền tệ. Do đó, thu nhập của người dân giảm sút rất mạnh, các nguồn tiết kiệm dần cạn kiệt, kể cả khối tư nhân hay khối doanh nghiệp.

"Vì vậy, không thể kỳ vọng tiêu dùng sẽ tăng mạnh trong các tháng cuối năm. Hiện tiêu được “đỡ” rất nhiều bởi khu vực du lịch, nhất là du lịch quốc tế chứ tiêu dùng trong nước chưa có sự khởi sắc trở lại. Do vậy, các tháng cuối năm đà tăng trưởng tiêu dùng trong các tháng cuối năm vẫn sẽ chậm lại chưa có sự đột biến", chuyên gia cho biết.

Với động lực từ đầu tư, năm nay chủ yếu đến từ đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công hiện đã đạt trên 50% kế hoạch còn các thành phần đầu tư tư nhân và đầu tư của khu vực FDI đều chưa đột phá.

Trong các tháng gần đây, đầu tư FDI có sự tăng trưởng cho thấy những nỗ lực của Chính phủ đã ít nhiều tác động, tạo kỳ vọng cho khu vực này. Tuy nhiên, cần thời gian để hiện thực hoá các kỳ vọng này và chưa thể hiện được ngay trong giai đoạn trước mắt. 

>>>Xem thêm: Tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu: 'Ba động lực của nền kinh tế đều phục hồi rất chậm'

Quy hoạch Bắc Giang có 13 sân golf: 'Cân nhắc kỹ lợi ích kinh tế'

Trong quy hoạch phát triển từ nay đến năm 2050, các địa phương đều đặt mục tiêu trở thành “thủ phủ golf” khi đề xuất xây dựng 13 sân golf, thậm chí 22 - 40 sân golf. 

Đáng chú ý, không chỉ những địa phương kinh tế phát triển, nhiều tiềm năng lợi thế du lịch muốn cấp phép đầu tư sân golf mà ngay cả địa phương ít thế mạnh về du lịch như Bắc Giang cũng nhảy vào cuộc đua.

Cụ thể, theo quy hoạch Bắc Giang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, tỉnh này sẽ quy hoạch 12 khu chức năng tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí với 13 sân golf. Hầu hết các sân golf bố trí trong và gần vùng trọng điểm kinh tế, các khu du lịch của tỉnh, thuận tiện cho việc di chuyển. 

13 sân golf này gồm: sân golf và dịch vụ Yên Dũng tại xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng 189,95ha; khu sân golf Việt Yên tại các xã Hương Mai và Trung Sơn, huyện Việt Yên 140ha; khu sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại các xã Chu Điện, Khám Lạng và Yên Sơn, huyện Lục Nam 140ha; sân golf Khuôn Thần tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn 81,5ha; sân golf Nham Biền, tại các xã Tân Liễu, Tiền Phong, huyện Yên Dũng và xã Tân Tiến, Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang (bố trí 2 sân golf, diện tích 335,15ha); sân golf Hố Cao tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang 75,38ha;

Sân golf Hồ suối Nứa tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam 80,5ha; sân golf Yên Thế tại Xã Tiến Thắng, xã Tam Tiến Yên Thế 180ha; sân golf và khu nghỉ dưỡng Tân Yên tại Xã Liên Chung, Việt Lập huyện Tân Yên 145ha; sân golf Yên Hà tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng và xã Vân Trung, huyện Việt Yên 145ha; sân golf Lục Nam tại xã Cương Sơn, Nghĩa Phương, huyện Lục Nam 150ha và sân golf Sơn Động ở thị trấn Tây Yên Tử- Sơn Động diện tích khoảng 180ha.

Bình luận về vấn đề trên, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết sân golf lại có thể nở rộ trong khi mọi người đều biết rõ nó chỉ đem lại rất ít lợi ích, chưa kể nhiều dự án sân golf thực chất đã và đang bị các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản trá hình.

Ông Ánh cho rằng, không những dừng duyệt dự án mà bớt được sân nào thì tốt cái đó. Số lượng sân golf hiện nay ông cho là đã quá thừa.

>>>Xem thêm: Quy hoạch Bắc Giang sẽ có 13 sân golf: 'Cân nhắc kỹ lợi ích kinh tế'

Tin mới lên