Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại đại hội, ban lãnh đạo ACB tiết lộ kết quả kinh doanh quý I, trong đó tín dụng tăng trưởng 2,5%; huy động tăng 1,6%.
Tỷ lệ CASA tăng từ mức 25% (cuối năm 2021) lên mức 27%. Theo kỳ vọng, CASA của ACB dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn mức 27% lên khoảng 28-29% tới cuối năm 2022.
Lợi nhuận hợp nhất quý I ước đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2021. Trong đó thu nhập ngoài lãi đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 37%.
Tỷ lệ nợ xấu của ACB theo tiết lộ của ban lãnh đạo ngân hàng là 0,74% (tính tới hết quý I), giảm nhẹ 0,03% so với thời điểm đầu năm; tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt trên 200%.
Đại diện ACB cho biết ngân hàng đã trích lập dự phòng đủ 100% tính đến cuối năm 2021 với giá trị 2.300 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của khách hàng cũng giảm từ 17.000 tỷ đồng (cuối năm 2021) về còn 15.000 tỷ đồng tính tới cuối quý I.
Chia sẻ về kế hoạch ngân hàng số, ACB cho biết đây là một trong những chiến lược phát triển trọng tâm của ngân hàng này, tương tự như các ngân hàng khác trong ngành.
ACB sẽ tập trung vào 4 trụ cột khi phát triển ngân hàng số là thương hiệu, mô hình kinh doanh riêng biệt, mô hình vận hành và tích hợp hệ sinh thái số bên ngoài.
Chi phí cho mảng ngân hàng số mà ACB chi mỗi năm vào khoảng 1.000 tỷ đồng, theo tiết lộ của ban lãnh đạo.
Về hoạt động của công ty, lãnh đạo ACB cho biết, Công ty chứng khoán ACBS đạt tăng trưởng kinh doanh vượt bậc, lợi nhuận năm 2021 tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Trong đó, riêng mảng môi giới đóng góp mức lợi nhuận tăng gấp 3,7 lần, tự doanh tăng 2,6 lần.
Được biết, ACBS đã được ACB tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng và kỳ vọng lợi nhuận ACBS sẽ cải thiện hơn nữa trong năm 2022.
Năm 2022, ACB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 15.018 tỷ đồng trong năm nay, tăng trưởng 25% so với thực hiện năm trước.
ACB đặt mục tiêu tài sản tăng 11% so với cuối năm 2021, lên 588.187 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao hồi đầu năm; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Cổ đông của ACB cũng thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 33.774 tỷ đồng, từ mức 27.019 tỷ đồng hiện tại.
Theo đó, ACB sẽ phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Như vậy, mức cổ tức năm 2021 ngang ngửa của năm 2020. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III/2022.
Hội đồng quản trị ACB nhìn nhận, hoạt động ngân hàng năm 2022 mặc dù còn khó khăn, song vẫn có cơ hội xuất phát từ kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi và kinh tế trong nước đã xuống đáy sẽ đi lên nhanh hơn. Nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, nhất là từ quý II/2022 và do đó đòi hỏi một sự chuẩn bị dài hạn hơn về nguồn vốn.
Việc quản trị và điều hành để vừa tiết giảm hợp lý chi phí vốn, vừa bảo đảm thanh khoản và nắm bắt cơ hội mở rộng cho vay là một vấn đề mà các ngân hàng sẽ đối diện thường trực trong năm 2022.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.