Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, trong báo cáo về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt, Chính Phủ đã kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn; ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Bộ GTVT đánh giá dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật mô hình khai thác hợp lý.
Trong tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao này.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Hà Nội đến TP. HCM, trong đó điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (TP. Hà Nội); điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM).
Với tính chất phức tạp, quy mô rất lớn của tuyển đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển (Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức) để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện đề án báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền; phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2025.
Vào giữa tháng 5 vừa qua, đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy dẫn đầu đã có chuyến công tác tại Tây Ban Nha để tìm hiểu và học tập kinh nghiệm về đường sắt tốc độ cao.
Tây Ban Nha là quốc gia có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất châu Âu - hơn 4.000km và đứng thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc).
Tại đây, đoàn công tác của Việt Nam đã nghe những chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách, phương án phát triển đường sắt cao tốc, lựa chọn tốc độ, phương án tổ chức khai thác; kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực tài chính; mô hình quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; mô hình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì… của mạng lưới đường sắt thông thường, đường sắt cao tốc tại Tây Ban Nha.
Tiếp đó, trong 2 ngày 29 - 31/5, đoàn công tác liên ngành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu có chuyến công tác tại Trung Quốc. Tại đây, đoàn đã có các buổi làm việc với Cục Đường sắt Quốc gia Trung Quốc.
Trong buổi làm việc, hai bên điểm qua tình hình hợp tác giữa đường sắt Việt Nam và đường sắt Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải liên vận quốc tế. Ngoài ra, đoàn được cung cấp thông tin tổng quan về đường sắt cao tốc Trung Quốc như: lịch sử phát triển, những công nghệ chủ chốt cũng như đặc điểm của đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Trên tinh thần hữu nghị, hai bên trao đổi về một số nội dung mà phía Việt Nam quan tâm, phía Trung Quốc cũng đưa ra một số đề xuất đối với sự phát triển đường sắt Việt Nam để phía Việt Nam tham khảo.
Trung Quốc có khoảng hơn 15 năm kinh nghiệm vận hành đường sắt cao tốc nhưng nhờ nguồn nhân lực dồi dào và công nghệ phát triển, quốc gia này nhanh chóng trở thành cường quốc đường sắt cao tốc với 42.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2022 và tổng chiều dài đường sắt đang hoạt động ở Trung Quốc vào khoảng 155.000 km.
Ngoài các quốc gia trên thì Nhật Bản được biết đến là nước làm tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới với tên gọi Shinkansen (nghĩa là đường huyết mạch mới) và tên gọi này đã trở thành biểu tượng quốc tế về cả tính hiệu quả lẫn tốc độ.
Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 320km/giờ. Tốc độ khi chạy thử trên đường ray thông thường vào năm 1996 là 443km/giờ và đạt kỷ lục 581km/giờ năm 2003.
Với mong muốn thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện đại, phức tạp, quy mô lớn, nhiều đoàn chuyên gia, ban ngành, địa phương của Việt Nam sang Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm về phát triển đường sắt.
Mới đây nhất, trong buổi làm việc với ông Masafumi Shukuri, Chủ tịch Viện Nghiên cứu giao thông và du lịch Nhật Bản (JTTRI), Chủ tịch Hiệp hội Đường sắt tốc độ cao quốc tế (IHRA) vào ngày 20/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng bày tỏ mong muốn Nhật Bản xem xét hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai dự án đường sắt Bắc - Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự án xây dựng với tổng chiều dài khoảng 1.545km, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 60 tỷ USD và mong muốn hoàn thành trước năm 2050.
Dự kiến, trong thời gian tới Việt Nam và Nhật Bản sẽ phối hợp tổ chức hội thảo về cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam - Nhật Bản với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Việt Nam khẳng định luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng, lâu dài trong nhiều lĩnh vực trong đó nhiều công trình, dự án của Việt Nam có sự hỗ trợ của Nhật Bản, đồng thời mong muốn Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam triển khai tuyến đường sắt quan trọng này.
Trước đó, vào chiều 13/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi và đưa ra đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đây là lần thứ hai Thủ tướng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, phát triển đường sắt tốc độ cao. Giữa năm 2022, Thủ tướng từng nêu đề xuất này với ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.