'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 23/5 vừa qua, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) và Công ty Thủy điện Gia Lai đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy điện mặt trời TTC - Hàm Phú với công suất 49 MWp, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Tháng 6 tới, một nhà máy điện mặt trời công suất 44,4 MWp của tập đoàn này cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Trước đó, Tập đoàn Thành Thành Công cũng đã vận hành, đóng điện thành công 5 nhà máy điện mặt trời gồm TTC Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) công suất 48 MWp, TTC Krông Pa (Gia Lai) công suất 69 MWp, TTC 01 (Tây Ninh) công suất 68,8 MWp, TTC 02 (Tây Ninh) công suất 50 MWp và TTC Đức Huệ 1 (Long An) với công suất 49 MWp.
Tạm tính, tổng công suất của 7 nhà máy điện mặt trời của tập đoàn này lên đến trên 370 MWp.
Không chỉ có Thành Thành Công, rất nhiều doanh nghiệp đang "chạy đua" làm điện mặt trời.
Ông Nguyễn Đức Ninh, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MWp nhưng đến ngày 17/5, A0 đã đóng điện 27 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất gần 1.500 MWp. Tới 30/6, A0 sẽ tiếp tục đóng điện 61 dự án còn lại.
"Với cơ chế khuyến khích ưu đãi về giá của Chính phủ, rất nhiều nhà đầu tư đang chạy đua với mục tiêu được cấp chứng nhận vận hành thương mại (COD) trước 30/6/2019", ông Nguyễn Đức Ninh cho hay.
Theo quyết định 11 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời của Thủ tướng Chính phủ, mức giá điện mặt trời lên đến 9,35 cent/kWh (điều chỉnh theo biến động tỷ giá USD/VND), tương đương khoảng 2.086 đồng/kWh và kéo dài tới 20 năm. Mức giá này cao hơn nhiều các loại điện khác, như nhiệt điện dùng than nhập khẩu có giá 1.677-1.896,05 đồng/kWh, trong khi thủy điện chỉ là 1.110 đồng/kWh.
Tuy nhiên, mức giá 9,35 cent/kWh chỉ áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời được cấp chứng nhận vận hành thương mại (COD) trước ngày 30/6/2019. Sau thời điểm này, giá điện mặt trời dự kiến sẽ giảm xuống mức 6,67-7,09 cent/kWh tùy từng vùng.
Tiết lộ về lợi nhuận khi làm điện mặt trời, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc FiinGroup - công ty hàng đầu về dữ liệu tài chính, kinh doanh và dịch vụ tư vấn, nghiện cứu thị trường tại Việt Nam - cho hay: "Theo chúng tôi phân tích thì tất cả các dự án đều có lãi rất lớn. Nếu bán luôn cho nước ngoài thì tối thiểu là 150.000 USD/MWp".
Ông thông tin thêm, suất đầu tư mỗi MWp điện mặt trời được các doanh nghiệp công bố thường trong khoảng từ 900.000 USD đến 1,1 triệu USD. Tuy nhiên, suất đầu tư thực tế có thể thấp hơn tới vài chục phần trăm con số trên.
Bình luận về vấn đề quá tải điện mặt trời, ông Thuân cho biết để chờ EVN nâng cấp hệ thống truyền tải thì "còn dài", các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời nên chủ động đầu tư thêm hệ thống dự trữ. Theo tính toán của FiinGroup, với công suất 50 MWp, nếu đầu tư hệ thống dự trữ thì sẽ "ngốn" thêm khoảng 10 triệu USD chi phí đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.