Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Còn nhiều lỗ hổng
Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo tờ trình Chính phủ về việc ban hành nghị định thay thế cho Nghị định 83/2014 và các nghị định liên quan kinh doanh xăng dầu đã ban hành.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, giá xăng dầu do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố hàng tuần là mức giá tối đa (giá trần) để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu căn cứ thực hiện, được tính toán dựa trên công thức giá xăng dầu cơ sở.
Doanh nghiệp không được phép bán vượt mức giá trần này. Như vậy, Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào quyết định giá của doanh nghiệp.
Trong dự thảo mới, Bộ Công thương đề xuất giảm hẳn sự can thiệp của cơ quan Nhà nước vào việc quyết định giá bán của nhà kinh doanh theo hướng Nhà nước chỉ công bố các yếu tố hình thành giá (giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế...) và để doanh nghiệp dựa trên các yếu tố này sẽ tự quyết định giá bán tối đa.
Sau khi công bố, doanh nghiệp thông báo giá bán cho cơ quan Nhà nước để giám sát. Giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này. Đây là điểm mới của chính sách liên quan hoạt động kinh doanh và giá xăng dầu.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Xăng dầu Âu Hải Phát (Lâm Đồng) cho rằng, việc dự thảo trao quyền định giá cho đầu mối là cao hơn so với các quy định của Nghị định 83, Nghị định 95 và Nghị định 80.
Theo quan điểm của ông Thắng, nếu cho đầu mối được quyền quyết định giá mà không có các quy định ràng buộc về phân chi phí ở các khâu, chắc chắn doanh nghiệp bán lẻ luôn bị chèn ép. Chưa kể, thương nhân phân phối bán lẻ sẽ rơi vào tình trạng cụt nguồn hàng nếu các đầu mối không thực hiện việc nhập khẩu theo quy định. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi nhìn vào bài học của năm 2022, hàng loạt đầu mối không nhập hàng khiến thị trường rối loạn, đứt gãy nguồn cung.
Cũng theo đại diện một số doanh nghiệp bán lẻ, dự thảo nghị định mới còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện.
Ông Nguyễn Hùng Việt, Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Hùng Việt cho rằng, dự thảo nghị định mới chưa tháo gỡ được tận gốc vấn đề của thị trường. Điều cốt lõi là phải phân định rõ các khâu nhập khẩu, phân phối, bán lẻ.
Ông Văn Tấn Phụng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đồng Nai cho rằng, dự thảo mới đang trao cho các đầu mối quá nhiều quyền lợi trong khi cấm các thương nhân phân phối không mua của nhau là vô lý.
Theo ông Phụng, doanh nghiệp đầu mối là đơn vị nhập khẩu để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp đầu mối đang có sự chênh lệch về tài chính. Các doanh nghiệp lớn như Petrolimex, PV Oil chiếm thị phần lớn nhất tới hơn 70% thị phần. Hơn 20 đầu mối còn lại nắm giữ chưa đến 30% thị phần.
Theo ông Phụng, với Bộ Công Thương, việc cần làm chính là sắp xếp lại thị trường, rà soát và thanh lọc những doanh nghiệp đầu mối yếu kém, không đủ năng lực và các thương nhân phân phối sân sau của các doanh nghiệp đầu mối. Đây mới là vấn đề cốt lõi cùa việc ổn định nguồn cung xăng dầu.
“Trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải loại những thương nhân phân phối chân gỗ, sân sau của các đầu mối ra khỏi thị trường, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Việc buông lỏng quản lý, để tồn tại các thương nhân phân phối sân sau, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cần xem xét lại”, ông Phụng đề xuất.
Doanh nghiệp tự quyết có phù hợp Luật giá?
TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho rằng, về cơ bản, so với giá cơ sở được công bố hằng tuần như hiện nay, việc để doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tự quyết giá bán sẽ tạo cơ chế cạnh tranh tốt hơn, giúp gia tăng áp lực buộc các doanh nghiệp đầu mối tiếp tục giảm chi phí, bảo vệ tốt hơn các doanh nghiệp ở cuối chuỗi giá trị, nhất là các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là phải mở rộng hơn quyền lựa chọn nhập hàng của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu”, ông Việt nêu rõ.
TS Nguyễn Quốc Việt cũng nhìn nhận việc có một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chi phối thị trường ở cả khâu nhập khẩu cho đến bán lẻ thì cơ chế mới như đề xuất vẫn chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề thị trường xăng dầu hiện nay. Ông cho rằng nếu trao quyền quyết định giá bán cho doanh nghiệp đầu mối, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, kịp thời để bảo đảm giá mặt hàng quan trọng này không tăng "sốc", ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế đặt vấn đề để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá xăng dầu đã phù hợp với Luật Giá hiện hành hay chưa. Điều này, theo ông, cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, dự thảo nêu nhà nước công bố giá thế giới bình quân 15 ngày đã phù hợp hay chưa, khi thời gian qua chúng ta rút ngắn thời gian điều hành giá từ 30 ngày còn 15 ngày, 10 ngày và gần nhất về 7 ngày, để sát với giá thế giới nhất.
“Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng một dự thảo nghị định hoàn toàn mới, nghĩa là sẽ thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hành. Do đó, cần đánh giá mặt được, mặt chưa được của việc quản lý, điều hành giá xăng dầu thời gian qua, từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp và thay đổi toàn diện, từ các tầng nấc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, cơ chế giá, quỹ bình ổn xăng dầu…”, ông Long nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.