Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu”, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, những biến động của thị trường xăng dầu những năm qua mang tính chất dị biệt; đặc biệt do cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, biến động giá xăng dầu ở biên độ cao và chưa từng xảy ra trước đó.
Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Hà Thanh Tùng, lãnh đạo một công ty xăng dầu tỉnh Hà Giang, đại diện cho nhóm 9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho biết nhóm này chiếm 53% tổng số cửa hàng bán lẻ trên cả nước (17.000).
Chi phí vận hành một cửa hàng xăng dầu trong một tháng khoảng 100 triệu đồng. Trong thời gian qua, mức chiết khấu thấp, doanh nghiệp không có nguồn thu, có thời điểm nhóm doanh nghiệp này thua lỗ tới 900 tỷ đồng/tháng.
“Dù biết rằng trong kinh doanh có lúc lỗ, lúc lãi nhưng chúng tôi đã lỗ hơn một năm nay. Trong quý IV/2022, các thương nhân đầu mối, phân phối lãi hàng nghìn tỷ, còn doanh nghiệp bán lẻ lại lỗ tương đương, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị rút giấy phép, ngừng kinh doanh vì lỗ. Nếu 9.000 cửa hàng bán lẻ ngừng kinh doanh, chuỗi cung ứng sẽ đứt gãy, tác động tới nền kinh tế”, ông Tùng nói.
Ngoài vấn đề chiết khấu, ông Tùng cho rằng các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối đang được hưởng đủ nhiều đặc quyền, họ có thể dừng bán sỉ, cung cấp hàng cho cửa hàng bán lẻ mà không bị xử lý, còn doanh nghiệp bán lẻ phải mở bán liên tục trong mọi tình huống, dừng bán là bị xử phạt.
Mặt khác, một điểm bất cập khác là doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng từ một thương nhân phân phối, điều này có nghĩa thương nhân chiết khấu cho bao nhiêu thì được bấy nhiêu, doanh nghiệp bán lẻ không được thỏa thuận, đồng thời cũng triệt tiêu sự cạnh tranh trong kinh doanh.
Ông Tùng mong muốn cơ quan nhà nước công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu với quyền và nghĩa vụ bình đẳng với thương nhân phân phối, đầu mối thông qua việc tính lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh cho cả khâu bán lẻ.
Cụ thể, ông Tùng kiến nghị chi phí kinh doanh định mức cho doanh nghiệp bán lẻ được 3-3,5% theo giá xăng dầu, lợi nhuận định mức khoảng 2-2,5%. Đồng thời cho phép doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng từ ba nguồn để đảm bảo thị trường ổn định, không ai có thể chiếm lĩnh, độc quyền ở thị trường.
Về vấn đề chiết khấu tối thiểu, ông Giang Chấn Tây cho hay: “Hầu như vừa qua, doanh nghiệp bán lẻ luôn bị bỏ rơi tất cả dẫn đến thua lỗ kéo dài nặng nề. Nhưng nỗi bức xúc lại tăng thêm khi mà 2 thành phần doanh nghiệp cùng chung hệ thống nhưng doanh nghiệp đầu mối lãi hàng nghìn tỷ đồng trong khi doanh nghiệp bán lẻ lỗ kinh khủng và đang ở trong tình trạng kiệt quệ, không lối thoát, tâm lý luôn bị ức chế”.
Theo quan điểm của ông Tây, cần thiết phải quy định chiết khấu tối thiểu, xem đây là công cụ để doanh nghiệp bán lẻ hoạt động trong mọi tình huống biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.
“Quy định mức chiết khấu tối thiểu căn cơ ở chỗ là vẫn giữ vững quan điểm của Đảng và Nhà nước là vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, ông Tây nói.
Cùng với đó, ông Tây cho rằng phần chiết khấu (thù lao) tối thiểu là phần cứng và là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu. Phần này được đề xuất trong công thức giá cơ sở nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của cả hệ thống kinh doanh xăng dầu được ổn định, công bằng.
Phần chiết khấu còn lại là phần mềm, là sự cơ động, linh hoạt của các nhà cung cấp để cạnh tranh giành thị phần. Đây chính là phần thị trường và là phần tăng thêm được hưởng của doanh nghiệp bán lẻ. Nếu không cho lấy nhiều nguồn thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ không có phần mềm này và thị trường trở nên co cứng.
“Cho dù là nhà nước quy định giá bán lẻ hay là thả nổi giá để tự doanh nghiệp quyết định thì ai dám chắc rằng các đầu mối sẽ cho chiết khấu cao hơn điểm hòa vốn?”, ông Tây nêu.
Ông Tây cũng cho rằng, cần nhất quán quan điểm quy định cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở ít nhất là 3 nơi.
“Việc cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng từ nhiều nguồn sẽ tăng tính cạnh tranh về chiết khấu, đảm bảo được cho doanh nghiệp bán lẻ chủ động được nguồn hàng và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị đứt gãy nguồn hàng. Mặt khác, điều này cải thiện giao dịch mà trước đây không có và được hưởng phần chiết khấu tăng thêm so với chiết khấu tối thiểu do cạnh tranh mang lại”, ông Tây nêu.
Theo ông Tây, chi phí lưu thông trong công thức tính giá cơ sở cần phải được chia rõ phần phí và lợi ích ở cả 3 khâu: doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ. Chỉ cần phân chia trong công thức giá cơ sở đã xây dựng ra thành 3 phần ở các khâu theo tỷ lệ (%) phù hợp với sự đóng góp trong cả hệ thống là vấn đề sẽ được giải quyết.
“Chỉ vì trong nghị định do không ghi rõ tỷ lệ nên doanh nghiệp đầu mối hưởng hết, khi họ lỗ và lãi thì doanh nghiệp đầu mối lại dùng để bù vào lỗ của chu kỳ trước. Do đó, đề nghị phân chia rõ tỷ lệ ở các khâu về chi phí lưu thông định mức và riêng khâu bán lẻ là cộng thêm 5%/giá bán thời điểm tương đương với 1.180đ/lít theo giá hiện nay”, ông Tây nêu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.