Doanh nghiệp vi phạm môi trường, nhiều tỉnh mạnh tay xử phạt
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Cadivi Đồng Nai (trụ sở tại khu công nghiệp Long Thành).
Theo đó, công ty bị xử phạt vì đã đưa dự án đi vào hoạt động nhưng chưa được cấp giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
Hình thức xử phạt hành chính được áp dụng đối với Công ty TNHH MTV Cadivi Đồng Nai là phạt 320 triệu đồng. Trường hợp Công ty TNHH MTV Cadivi Đồng Nai không chấp hành quyết định xử phạt thì Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị liên quan tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Cùng với đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có quyết định xử phạt Công ty TNHH Cự Thành số tiền 620 triệu đồng do có các hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường gồm: không có giấy phép môi trường; thực hiện không đầy đủ nội dung về quan trắc, giám sát nước thải định kỳ (về thông số); không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu đối với các nguồn khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý hơi dung môi; xác định không đúng khối lượng chất thải nguy hại để quản lý.
Cơ quan chức năng xác định, Công ty TNHH Cự Thành đã đầu tư mở rộng về quy mô; lắp đặt, thay mới trang thiết bị từ năm 2021 dẫn đến phát sinh nước thải với lưu lượng 650 m3/ngày đêm, phát sinh khí thải với lưu lượng 459.000 m3/giờ xả ra môi trường chưa được xử lý theo quy định.
Ngoài bị xử phạt hành chính số tiền 620 triệu đồng, Công ty TNHH Cự Thành còn bị buộc phải nộp lại hơn 12,9 triệu đồng thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm, thi hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Cũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam), đóng trên địa bàn TP. Long Khánh. Cụ thể, Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam) đã đưa dự án vào hoạt động khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh. Công ty bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính số tiền 300 triệu đồng.
Liên quan đến vấn đề vi phạm môi trường, tại tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh này cũng đã ban hành Quyết định số 599/QĐ-XPHC xử phạt Công ty Cổ phần Dịch vụ Thái Bình Dương (phường Nam Đồng, TP. Hải Dương) do có vi phạm về môi trường. Nguyên nhân xử phạt là do Công ty đã hoạt động tại Dự án Trung tâm sản xuất và dịch vụ thương mại nhưng không có giấy phép môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương đã xử phạt doanh nghiệp này số tiền 320 triệu đồng. Đồng thời, đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải không có giấy phép môi trường đối với Dự án Trung tâm sản xuất và dịch vụ thương mại, tại phường Nam Đồng, trong thời hạn 135 ngày, từ ngày 6/3/2025.
Tại tỉnh Bắc Giang, Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam tại Khu công nghiệp Hòa Phú, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa cũng đã bị xử phạt do có nhiều vi phạm về môi trường.
Theo đó, dự án Nhà máy Risesun New Material Việt Nam của Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cấp chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 15/01/2021. Sau đó được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 12/3/2021, trong đó diện tích thực hiện dự án là 171.164m2.
Dự án đi vào hoạt động từ tháng 01/2022. Ngày 24/11/2022, Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 2 với diện tích thực hiện dự án 174.344m2 (tăng 3.180m2) so với trước đây. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.740 tỷ đồng, có tiêu chí như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công và không thuộc loại hình dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định, nên dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam không có giấy phép môi trường theo quy định.
Bên cạnh đó, công ty thực hiện không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Căn cứ tại Biên bản vi phạm hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lập, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quyết định xử phạt tiền với số tiền phạt 320 triệu đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định. Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, phạt tiền 70 triệu đồng. Tổng số tiền phạt của các hành vi nêu trên của doanh nghiệp này là 390 triệu đồng.
Đồng thời, Quyết định xử phạt được ban hành cũng đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy Risesun New Material Việt Nam trong thời hạn 4,5 tháng (135 ngày) để khắc phục vi phạm theo quy định. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Risesun New Material Việt Nam không tự nguyện chấp hành, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Nhà máy thiết bị điện bị phạt vì không có giấy phép môi trường

Đồng loạt bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
(VNF) - Sau hợp nhất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 10 thứ trưởng, theo quyết định điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng. Đây là số lượng thứ trưởng tối đa Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép.
Nợ xấu 'leo thang': Bài toán nan giải khi tăng tín dụng trong môi trường không thuận lợi
(VNF) - Theo TS Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, nếu các mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt được, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với bài toán nan giải khi tín dụng được thúc đẩy trong một môi trường không thuận lợi.
Tập đoàn Nam Hà Nội: 'Ông lớn' vệ sinh môi trường bị nhắc tên chậm đóng BHXH
(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội từng dính lùm xùm nợ lương công nhân trong một thời gian dài, tiếp tục bị cơ quan thuế gọi tên vì chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng
(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.
Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện
(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.
Cấm xe mô tô chạy xăng từ 2030, bắt buộc chuyển sang dùng xe điện?
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điểm lại và cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2025 với chủ đề “Hành trình bứt phá chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam”. Báo cáo một lần nữa khẳng định, việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông là một bước quan trọng trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở
(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.
Ngân hàng lớn của Mỹ hủy mục tiêu Net Zero vì 'ngoài tầm kiểm soát'
(VNF) - Wells Fargo - ngân hàng lớn tại Mỹ với tổng tài sản 1.900 tỷ USD, đã thông báo hủy bỏ mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 cho toàn bộ danh mục cho vay của mình.
Châu Âu nới lỏng quy định báo cáo bền vững, doanh nghiệp 'thở phào'
(VNF) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố kế hoạch nới lỏng các quy định về báo cáo bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) với các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
Lý do nào khiến HSBC lùi mục tiêu Net Zero thêm 20 năm?
(VNF) - HSBC mới đây đã có thông báo lùi mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) trong hoạt động và chuỗi cung ứng từ năm 2030 đến năm 2050, tức chậm hơn 20 năm so với kế hoạch ban đầu.
EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).
Bao bì chiếm phần lớn rác thải nhựa, DN gấp rút đẩy mạnh tái chế
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc sản xuất bao bì đòi hỏi một lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất và xử lý rác thải bao bì tạo ra lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây biến đổi khí hậu.

