Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.
Tại tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mới đây, Bộ Công Thương đã đề xuất tập trung vào một số nhóm nội dung chính, giải quyết những bất cập hiện nay đồng thời giúp thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng trong giai đoạn tới. Trong đó, nổi bật là nhóm chính sách liên quan đến công ty tư vấn dịch vụ năng lượng và mạng lưới đơn vị tư vấn dịch vụ năng lượng.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng được quy định tại khoản 5 Điều 43 của Luật hiện hành.
Cùng với đó, tăng cường kiểm toán năng lượng; xây dựng, kiện toàn mạng lưới công ty tư vấn dịch vụ năng lượng như kiểm toán năng lượng, quản lý năng lượng: Khuyến khích đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức… cho các tổ chức, cá nhân tư vấn hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, lực lượng kiểm toán viên năng lượng và cán bộ quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng,...
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Tuy nhiên, Theo Bộ Công Thương, sau 15 năm triển khai thi hành, đến nay Luật đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới.
Tại tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Công Thương cho hay trong bối cảnh các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường diễn biến phức tạp và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) có nguy cơ không đạt được đúng hạn vào năm 2030, xu hướng tăng cường kiểm soát phát thải khí nhà kính diễn ra trên toàn cầu đang gia tăng, có thể thấy các chính sách về môi trường của các thị trường Châu Âu, Mỹ… như quy định đánh thuế carbon của Liên minh Châu Âu áp dụng vào 2026, các quy định về hộ chiếu xanh đối với hàng dệt may, hay các quy định về truy vết carbon (Carbon Footprint) đối với sản phẩm hàng hóa khi vào thị trường các nước Châu Á Thái Bình Dương và Thị trường Mỹ là các hàng rào kỹ thuật về môi trường của các thị trường.

Bộ nhấn mạnh, các quy định trên ngày càng dày đặc, tạo ra sức ép lớn lên các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của của Việt Nam như dệt may, da giày, nhựa, thép, điện, điện tử chế biến thủy sản… khi tham gia vào các thị trường Châu Âu và Thị trường Mỹ, Trung Quốc… Các quy định này trực tiếp tác động lên lực lượng lao động trực tiếp của Việt Nam ước khoảng 20/52 triệu lao động trực tiếp (2023) và ảnh hưởng trực tiếp lên GDP của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì việc huy động các nguồn lực cho chuyển đổi công nghiệp xanh, bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng, tài nguyên tại Việt Nam còn thiếu và yếu không đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cùng với đó, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vì vậy, cùng với việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ bản nguồn năng lượng hợp lý theo hướng giảm thiểu nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, tăng mạnh nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam cần phải xem xét sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng tăng cường các quy định, chế tài mang tính bắt buộc thay vì khuyến khích thực thi các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được nhìn nhận sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Liên quan đến vấn đề phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng, tại văn bản góp ý về dự án, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho hay Luật cần xây dựng lộ trình phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức… cho các tổ chức, cá nhân tư vấn hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, lực lượng kiểm toán viên năng lượng và cán bộ quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng. Cùng với đó, khuyến khích cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm ký kết thỏa thuận tự nguyện về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
EVN cũng đề nghị sửa đổi khoản 3, khoản 5 Điều 5 Luật, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và triển khai kế hoạch/lộ trình phát triển những ngành nghề tiêu thụ ít năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, tạo ra giá trị gia tăng cao; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu hao năng lượng tối thiểu đối với những ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon

Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở
(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.
Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.
LEGO: Câu chuyện bền vững của nhà máy tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - LEGO từng cho biết, mục tiêu đến năm 2032, sẽ sản xuất các sản phẩm LEGO từ vật liệu có thể tái tạo và tái chế – một định hướng được xem là trọng điểm trong chiến lược môi trường của doanh nghiệp.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.
Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam
(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG
(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.
Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%
(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

