Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ẩn sau những bức tường màu xám, khung cửa sổ sắt tại khu công nghiệp ở Oakland, California (Mỹ) là nhà máy sản xuất đậu phụ Hodo. Trong nhà xưởng này, những thùng chứa đầy đậu nành được đổ xuống dây chuyền để tán thành bột, lọc và nén thành những bánh đậu phụ lớn.
Tại một khu vực khác, các công nhân dùng những chiếc vợt cỡ lớn để chiên đậu phụ ngập trong dầu. Sau đó, họ sẽ nêm thêm gia vị như sản phẩm bán chạy nhất của Hodo – đậu chiên cà ri Thái.
Mỗi ngày, Hodo sử dụng hơn 13,6 tấn đậu nành Mỹ để sản xuất ra khoảng 18 tấn sản phẩm từ đậu phụ nguyên chất cho tới đậu phụ đã được chế biến để ăn ngay với nhiều hương vị khác nhau.
Các sản phẩm của Hodo được bán khắp nước Mỹ, từ các cửa hàng dành cho người sành ăn tại San Francisco tới các cửa hàng thực phẩm sạch ở Brooklyn. Ngoài ra, nó cũng được dùng làm nguyên liệu cho món salad trong chuỗi nhà Sweetgreen và State Bird Provisions đạt sao Michelin tại San Francisco.
Ông chủ, kiêm nhà sáng lập doanh nghiệp này là Minh Tsai, 47 tuổi. Anh sinh ra tại Việt Nam và chuyển tới Mỹ năm 1981. Minh Tsai đã có bằng cử nhân và thạc sỹ tại Đại học Columbia. Trước khi thành lập Hodo, Minh Tsai từng làm trong lĩnh vực tài chính tại JPMorgan Chase và Charles Schwab.
Minh Tsai miêu tả đậu phụ do mẹ anh làm hay được bán tại các cửa hàng ở Việt Nam lúc anh còn nhỏ là một phiên bản hiếm có. Do đó, anh đã nhận ra một cơ hội kinh doanh tại Mỹ khi thấy các hãng Đông Nam Á và bản địa ở Mỹ làm đậu phụ không ngon.
Minh Tsai đã bán đậu phụ tự làm tại chỗ ở Palo Alto trong hai năm. Sau khi nhận được phản ứng tích cực, anh đã bỏ nghề tài chính để thành lập Hodo năm 2004. Sản phẩm đầu tiên của Hodo là “yuba” – một loại sợi mềm như mỳ từ đậu nành và một số nguyên liệu khác.
Năm 2005, Minh Tsai hợp tác cùng John Notz – Giám đốc tài chính. Notz đã giúp Hodo gọi vốn để xây nhà xưởng. Sau đó, doanh nghiệp này đầu tư vào thiết bị, bao gồm một máy sản xuất sữa đậu, một máy ép và mở cửa cơ sở năm 2008. Các sản phẩm của Hodo sớm được lên kệ tại các cửa hàng như Bi-Rite Market và Whole Foods tại San Francisco.
Hiện tại, Hodo sản xuất hàng chục sản phẩm, mỗi năm lại tung ra một vài mặt hàng mới. Năm nay, công ty ra mắt các loại đậu có vị Morocco và Địa Trung Hải. Đồng thời, mùa thu năm nay, nhà xưởng Hodo cũng được mở rộng từ 2.300m2 lên 3.700m2, nâng công suất chế biến lên hơn 31 tấn đậu nành mỗi ngày.
Tính đến hết tháng 8, sản phẩm của Hodo sẽ có mặt ở 450 cửa hàng Whole Foods tại Mỹ. Ông chủ của hãng cũng đang đàm phán để sản phẩm của Hodo lên kệ thêm ở các chuỗi cửa hàng khác. Các sản phẩm không có đậu nành cũng được Hodo tính đến trong tương lai. “Chúng tôi sẽ thử tất cả khả năng với sản phẩm thực vật, từ đồ sẵn để ăn, uống tới snack”, Minh cho hay.
Theo một báo cáo hồi tháng 6 của Nielsen, Hodo là một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn từ thực vật. Doanh thu của Hodo hiện đạt 15 triệu USD và tăng trưởng gần 36% mỗi năm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.