Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Năm 2004, sau 4 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999 với phương châm người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký ban hành quyết định số 990/QĐ-TTG ngày 20/9/2004, chọn ngày 13/10 hàng năm làm "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Quyết định chọn ngày 13/10 làm "Ngày Doanh nhân Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ là theo đề nghị của các Hiệp hội doanh nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công Thương ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cũng trong năm này, Thủ tướng Phan Văn Khải lần đầu xác định mục tiêu 500.000 doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2010.
Khi ký quyết định công nhận ngày 13/10 làm Ngày doanh nhân Việt Nam, cố Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đang trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Thủ tướng. Những quan điểm của ông đối với vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp sau đó đã được đưa vào một bài viết trong đó nhấn mạnh rằng "qua thực tiễn phát triển doanh nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nhân".
"Nếu không có một đội ngũ doanh nhân đủ trình độ, có năng lực cạnh tranh cao, không có những thương hiệu Việt Nam đi khắp thế giới thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đào thải, Việt Nam không thể thoát được đói nghèo", Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu với hàng trăm doanh nhân tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp lần đầu tiên năm 2004.
Dười thời cố Thủ tướng Phan Văn Khải, cơ chế Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp - vốn đã được khởi động từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - trở thành cuộc gặp thường niên, được cộng đồng doanh nghiệp tư nhân chờ đợi.
Theo như cách nói TS Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam) thì dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, khu vực kinh tế tư nhân lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã trở thành "người đối thoại chính sách" với Chính phủ thay cho thân phận "đối tượng cải tạo" mới hơn một thập niên trước đó.
Kinh qua công tác tại Ủy ban Kế hoạch TP. HCM rồi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, và trở thành người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải xác định xây dựng hệ thống pháp luật đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường là nền tảng quan trọng nhất để đất nước phát triển.
Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và sau đó sửa đổi năm 2005, cũng như thị trường chứng khoán ra đời năm 2000 là những minh chứng sống động cho quan điểm nhất quán và tầm nhìn của ông.
Cùng với đó, việc ký quyết định hủy 268 giấy phép con (bằng khoảng 50% tổng số giấy phép) đối với doanh nghiệp của Thủ tướng Phan Văn Khải đã góp phần quan trọng, to lớn, giúp kinh tế tư nhân được giải phóng, khuyến khích sự sáng tạo và sự năng động của người dân.
Quan điểm của Thủ tướng Phan Văn Khải về phát triển kinh tế tư nhân, và song song với nó là quan điểm về vai trò của kinh tế Nhà nước đã dần được định hình từ thời ông còn làm Chủ tịch UBND TP. HCM.
TS Vũ Thành Tự Anh nhớ lại: "Cách đây tròn 4 năm, tôi được nghe ông kể: "...Chú thì chú băn khoăn việc kinh tế Nhà nước làm nền tảng từ lâu rồi, từ lúc nhận thức ra, từ lúc ở trong TP. HCM. Kinh tế Nhà nước mà không có hiệu quả thì làm nền tảng cái gì, cứ kiểu đó mà nền tảng thì chết, làm sao dân giàu nước mạnh được. Các ổng không căn cứ vào đó (dân giàu nước mạnh) mà cứ căn cứ vào những lập luận cũ, lỹ thuyết cũ, mô hình cũ, cứ cãi nhau hoài, đến giờ vẫn thế, sửa một số cái nhưng tới cái đó chưa ai dám sửa".
Chính nhờ sớm nhận thức về vai trò quyết định của kinh tế tư nhân nên từ hồi phụ trách Tổ biên tập Chiến lược 1991, ông và tổ biên tập đã nhất trí ghi vào dự thảo "Trên con đường đổi mới, nhân vật trung tâm để chấn hưng kinh tế đất nước là các nhà kinh doanh thuộc nhiều tầm cỡ, từ người chủ kinh tế hộ gia đình gắn với thị trường đến người đầu tư và quản lý các doanh nghiệp lớn", TS Vũ Thành Tự Anh cho biết,
Luật Doanh nghiệp khi được ban hành năm 1999 đã trở thành nhân chứng lịch sử, ghi dấu các bước thắng thế và cả những ngập ngừng trong tư duy đổi mới về thị trường, về kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là được xem là nền móng cho sự phát triển của cộng động doanh nghiệp tư nhân Việt Nam năm 2004.
Theo đánh giá của GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 động cơ quan trọng nhất, vừa khắc phục được những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực (từ năm 1997), vừa phát triển được khu vực tư nhân trong nước. Từ năm 2000 đến 2006, hàng năm từ 3 vạn đến 5 vạn doanh nghiệp trong nước ra đời.
"Mặc dù khi đó, chưa có các tập đoàn lớn như bây giờ, nhưng việc thông qua Luật này đã kích thích người dân mở doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn hiện nay như Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Sungroup… cũng bắt đầu từ các nước Đông Âu trở về đầu tư hoặc khai thác từ các nguồn lực trong nước phát triển thành các tập đoàn lớn mạnh như hiện nay", GS.TSKH Nguyễn Mại khẳng định.
Thủ tướng Phan Văn Khải cũng rất coi trọng việc "cởi trói" cho người dân và doanh nghiệp nên đã lập tổ điều hành Luật Doanh nghiệp trực thuộc Thủ tướng. Tổ điều hành này do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng và có các chuyên gia đầu ngành gần như là thường trực để lo làm sao để Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống.
Ngoài ra, ông cũng đặt nền móng cho cuộc cải cách giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, bộ, ngành vào nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng Phan Văn Khải trút hơi thở cuối cùng tại tại quê nhà Củ Chi, TP. HCM ngày 17/3/2018 trong sự tiếc thương, kính trọng của cán bộ, nhân dân, người thân trong gia đình.
Vĩnh biệt người lãnh đạo quyết liệt trong đổi mới thể chế, tạo ra khung khổ pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, hội nhập với thế giới, cộng đồng doanh nhân Việt Nam luôn biết ơn nhà lãnh đạo tâm huyết với sự phát triển chung của quốc gia.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.