Doanh nhân tuổi Sửu: Khát vọng vươn ra 120 thị trường của nữ doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo
Thảo Lê -
11/02/2021 13:53 (GMT+7)
(VNF) - Xem Covid 19 là cú hích để thanh lọc thị trường, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nữ doanh nhân sinh năm 1973, nhà sáng lập thương hiệu King Coffee đang chào đón cơ hội mới cho năm 2021 đến với ngành cà phê Việt Nam.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói:
"Sau một năm 2020 quá nhiều thử thách cho nền kinh tế, nhưng GDP của chúng ta tăng trưởng 2,91%,. Tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây song trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây lại là một thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Đặc biệt, nhờ thành công trong công tác ngăn chặn dịch Covid-19 mà giá trị thương hiệu quốc gia đã được nâng lên. Theo đó, các thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt cũng là lựa chọn ưu tiên giữa các quốc gia cùng khu vực.
Những nỗ lực và thành công của 2020 là tiền đề tốt đẹp để đất nước nói chung và các doanh nghiệp như TNI King Coffee bước vào một giai đoạn mới, đón chào một vận hội mới.
Đối với TNI King Coffee, đây là thương hiệu mà tôi dành trọn tâm huyết, chứa đựng những giá trị mà tôi tạo dựng trong suốt hơn 20 năm xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Tôi kiên định với mục tiêu và cũng là khát vọng lớn nhất của mình: Đưa cà phê Việt Nam ra thế giới, xây dựng thương hiệu Việt mang tầm vóc toàn cầu.
Dù nền kinh tế toàn cầu biến động bởi dịch Covid-19, chúng tôi vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường hiện diện tại thị trường Việt Nam. Trong lộ trình xây dựng thương hiệu quốcgia, chúng tôi không chỉ nâng cấp sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu từng thị trường lớn, mà còn năng động chuyển hóa mình để đa dạng hóa kênh phân phối thông qua TMĐT và hệ thống Global Agent Network.
Hoạt động của Quỹ Happy Farmers (Những người nông dân hạnh phúc) cũng sẽ đẩy mạnh hơn tới nhiều nhóm đối tượng mới ngoài nông hộ nhằm hướng đến mục tiêu lớn là cải thiện sinh kế cho những nông hộ trồng cà phê, phụ nữ, trẻ em, cộng đồng yếu t hế bằng những chiến lược thực tế, trọng tâm để từng bước nâng cao giá thành bán ra cũng như chất lượng nông sản ngày một tốt hơn.
Dự án Women Can Do – hỗ trợ 100.000 phụ nữ Việt Nam chúng tôi đang hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam và nhân rộng ra thế giới. Dự án Women Can Do là chiếc cần câu cho chị em phụ nữ vững bước cho bài toán sinh kế giúp họ tự tin làm chủ cuộc đời mình".
- Theo bà, đâu là cơ hội và đâu là những thách thức cho King Coffee trong năm nay, cũng như các năm tới?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Đại dịch Covid 19 đã gây ra những tổn thất rất lớn không chỉ về sinh mạng mà còn gây thiệt hại đáng kể nền kinh tế toàn cầu. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu gây ảnh hưởng không chỉ ở doanh nghiệp, mà còn ở đời sống người dân giữa các quốc gia trên thế giới. Riêng về cà phê tổng sản lượng ngành giảm 15% trong niên vụ vừa rồi, tuy nhiên tổng sản lượng và giá trị vẫn giữ đà 2.2%.
Với Covid, tôi nhìn nhận đây là cú hích để thanh lọc thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy nhanh việc chuyển đổi tự thân để nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ những nhà sản xuất nghiệp dư và lướt sóng. Những tay chơi đủ lực, đủ tâm, đủ tầm sẽ tiếp tục ở lại với cà phê; sống và cùng với chúng tôi nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam.
Ngay trong đại dịch, những doanh nghiệp năng động sáng tạo đã tìm mở cho mình những lối đi riêng và bứt phá. Đó cũng là tôn chỉ của tôi trong suốt quá trình 25 năm kinh doanh trong ngành cà phê này.
Tôi suy nghĩ và tìm cách để tìm “cơ” trong “nguy”, giải bài toán thị trường lao động đang dôi dư, kinh tế vi mô cần thúc đẩy. Đây là cơ sở để chúng tôi phát triển nhanh chóng đội ngũ cộng tác viên bán hàng toàn cầu (Global Agent Network) tận dụng thời gian rảnh rỗi và mối quan hệ sẵn có của mọi người ở nhà tránh dịch, sáng tạo các mô hình nhượng quyền, hợp tác mới, phát kiến Women Can Do… Chúng tôi muốn tạo cảm hứng cho xã hội vực dậy mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng.
- Thấu hiểu, và đồng hành cùng Cà phê Việt Nam suốt quãng thời gian qua, theo bà, sức mạnh- giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt cho cà phê Việt nam nằm ở chỗ nào?
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng và chất lượng.
Là một trong những quốc gia nằm trong vành đai cà phê, chúng ta được thiên nhiên ưu ái về khí hậu, thổ nhưỡng, độ cao phù phù hợp để canh tác cây cà phê. Đặc biệt là Robusta, loại cà phê đang có ở hơn 90% cốc cà phê mà mọi người trên toàn thế giới uống hàng ngày.
Người Việt Nam lại sở hữu nét văn hóa thưởng thức cà phê độc đáo dù cà phê chỉ có mặt ở Việt Nam hơn 160 năm, đặc biệt là là cà phê phin, cà phê sữa đá, cà phê trứng.
Chất cà phê, gu cà phê Việt Nam là đậm hương, đậm vị. Cái nhẩn đắng của hạt Robusta, cái thon thả khi pha phin cà phê và cái không khí gần gũi kết nối bạn bè mỗi khi “đi cà phê” chính là nét Việt, hồn Việt giúp chúng ta tạo nên khác biệt khi so sánh với các thương hiệu nước ngoài khác.
Chúng ta còn có những người nông dân yêu nghề. Họ xem cà phê là cuộc đời, cống hiến hết mình cho hạt cà phê.
Đây là những điểm mạnh giúp cấu thành nên một nền văn hóa cà phê Việt.
Khát vọng của tôi là nếu Ý có Mỳ Ý, Hàn Quốc có Kim Chi, thì cà phê và bánh mì Việt Nam sẽ là lựa chọn phải thử đối với bất kỳ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
- Phụ trách doanh nghiệp trăm tỷ đã khó, nghìn tỷ càng khó, hiện bà đang phụ trách doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực, áp lực của điều này đối với bà thế nào?
Tôi đã từng khởi nghiệp nhiều lần từ Trung Nguyên, G7 đến hiện nay là King Coffee, làm công việc thuyền trưởng hay “giữ bánh lái” này vừa là vinh dự của cuộc đời, vừa mang nhiều áp lực, thử thách to lớn.
Áp lực lớn nhất, lớn hơn tiền bạc rất nhiều, đó là áp lực về con người. Tôi có trách nhiệm phải đảm bảo sinh kế, cuộc sống cho cộng sự của mình, những người cùng thuyền đã tin tưởng tôi. Trong những lúc gian nan nhất của đại dịch Covid, điều đầu tiên tôi nghĩ và muốn cam kết thực hiện bằng được là phải làm sao để nhân viên của mình vẫn duy trì đầy đủ việc làm và phúc lợi xã hội.
Có lẽ nhờ đó mà các cộng sự đã chung sức tạo nên sự tăng trưởng thần tốc của TNI King Coffee trong năm vừa qua, mở rộng từ 60 thị trường lên tới 120 thị trường trên toàn thế giới.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.