Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

Minh Đức - 23/10/2024 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 2.504 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng.

Nhà phân phối độc quyền điện thoại siêu sang Vertu

Theo giới thiệu trên website, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt vận hành chuỗi cửa hàng Didongviet.vn, được thành lập năm 2009 với tư cách một hệ thống uy tín chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ chính hãng, nổi bật là điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, linh kiện...

Vào tháng 7/2020, Di Động Việt cùng Mobifone triển khai mô hình Shop in Shop, chính thức đưa 11 cửa hàng liên kết Di Động Việt - Mobifone đi vào hoạt động. Tới tháng 11/2020, Di Động Việt trở thành đại lý uỷ quyền chính thức của Apple.

Từ định hướng tập trung kinh doanh các dòng điện thoại cao cấp chính hãng xách tay giá tốt trong những năm đầu thành lập, đến nay thương hiệu Di Động Việt đã trở thành cái tên có sức nặng trên thị trường sản phẩm chính hãng tại Việt Nam.

Từ cửa hàng có quy mô nhỏ, không có chi nhánh, đến nay công ty này đã có 47 cửa hàng trải dài trên cả nước và phục vụ hàng triệu khách hàng mỗi năm. Di Động Việt hiện đang mở bán nhiều sản phẩm từ điện thoại thông minh, tai nghe, máy tính bảng, thiết bị gia dụng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Samsung, Xiaomi, Redmi, Huawei,…

Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt hiện là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền Vertu tại Việt Nam

Đáng chú ý, so với các cửa hàng tư nhân bán lẻ điện thoại di động khác trên thị trường, Di Động Việt còn được lựa chọn là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm điện thoại Vertu chính hãng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Di Động Việt cũng từng bước mở rộng mô hình kinh doanh của mình khi vào tháng 6 vừa qua, đơn vị này ký kết hợp tác chiến lược với đối tác Magic, đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm điện gia dụng, chăm sóc cá nhân,… đến từ Hàn Quốc.

Bí ẩn “ông chủ” đứng sau Di Động Việt

Theo dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt được thành lập vào ngày 20/3/2013. Địa chỉ trụ sở công ty tại 75/35 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Thị Ngọc Vân, sinh năm 1988.

Tháng 6/20217, công ty tăng vốn điều lệ từ 1,6 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng. Cổ đông không được tiết lộ.

Tới tháng 5/2019, người đại diện theo pháp luật của công ty được chuyển đổi từ Nguyễn Thị Ngọc Vân sang Nguyễn Ngọc Ba, sinh năm 1963.

Đến tháng 7/2020, công ty tiếp tục tăng vốn lên 20 tỷ đồng. Thời điểm này cổ đông góp vốn vẫn không được tiết lộ.

Tới tháng 3/2021, Di Động Việt tiếp tục tăng vốn điều lệ của công ty từ 20 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng. Nguồn vốn tư nhân 100% và cổ đông góp vốn chi tiết không được đề cập. Tiếp đó, đến tháng 10/2022 công ty tiếp tục có đợt tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Đạt, CEO hệ thống Di Động Việt 

Thời điểm tháng 11/2022, Di Động Việt có sự xáo trộn khi người đại diện của công ty là Nguyễn Ngọc Ba được chuyển giao sang Nguyễn Ngọc Đạt, sinh năm 1985. Đồng thời, vốn điều lệ của công ty cũng tăng lên 160 tỷ đồng. Cổ đông không được tiết lộ.

Đến tháng 11/2023, Di Động Việt tiếp tục nâng vốn điều lệ từ 160 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng.

Vào tháng 5/2024, địa chỉ trụ sở của công ty được chuyển về số 77 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP. HCM. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Nguyễn Ngọc Đạt.

Di Động Việt kinh doanh ra sao?

Theo dữ liệu của VietnamFinance, năm 2023 Di Động Việt ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 2.504,98 tỷ đồng, tăng 96,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt hơn 259,68 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong kỳ, giá vốn bán hàng của công ty ghi nhận hơn 2.245,23 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ. Sự gia tăng giá vốn bán hàng có thể là do tăng giá nguyên vật liệu hoặc chi phí lao động; hay doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chi phí tài chính năm 2023 của Di Động Việt tăng vọt từ 2,26 tỷ đồng lên 16,62 tỷ đồng, tăng gấp 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí tài chính tăng cao chủ yếu là chi phí lãi vay, có thể doanh nghiệp đã vay thêm vốn để đầu tư mở rộng sản xuất hoặc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tương ứng lần lượt là 62% và 84%

Sau khi trừ đi các chi phí, kết thúc năm 2023 Di Động Việt báo lãi sau thuế hơn 6,09 tỷ đồng, giảm 68,2% so với cùng kỳ năm 2022 (lãi sau thuế hơn 19,16 tỷ đồng).

Sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế cho thấy mặc dù doanh thu bán hàng và doanh thu thuần đã tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự gia tăng lớn về chi phí dẫn tới lợi nhuận giảm sút.

Kết quả kinh doanh của Di Động Việt

Tính đến cuối năm 2023, tổng cộng tài sản của Di Động Việt là hơn 1.099,04 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở tài sản ngắn hạn với hơn 1.095,09 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương tiền của Di Động Việt tính đến cuối 2023 là hơn 157,45 tỷ đồng, tăng hơn 133,04 tỷ đồng sau 12 tháng. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng hơn391,25 tỷ đồng sua 12 tháng lên hơn 401,84 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của Di Động Việt đến cuối năm 2023 là hơn 529 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2% so với hồi đầu năm (hơn 535,72 tỷ đồng).

Thời điểm cuối năm 2023, nợ phải trả của Di Động Việt ghi nhận hơn 768,29 tỷ đồng, tăng hơn 360,34 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của công ty là hơn 495,69 tỷ đồng, chiếm tới 64,5% nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu của công ty là hơn 330,75 tỷ đồng. Như vậy, hiện hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty là gấp 2,3 lần. Điều này cho thấy Di Động Việt sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Di Động Việt dương 133,04 tỷ đồng (cùng kỳ dương 11,60 tỷ đồng); lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 362,80 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 497,43 tỷ đồng.

Thế giới di động thu về 360 tỷ đồng mỗi ngày

Thế giới di động thu về 360 tỷ đồng mỗi ngày

Tài chính
(VNF) - Trong 2 tháng đầu năm, doanh thu thuần của MWG tăng 14%, đạt 21.613 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày doanh nghiệp đã thu về hơn 360 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục
Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

(VNF) - Hàng trăm kỹ sư từ Samsung Electronics Co Ltd. được cho là đang nộp đơn xin việc tại công ty đối thủ SK hynix, trong bối cảnh ngành chip đang gặp nhiều thách thức.

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

(VNF) - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm hoàn thành, nhà máy buộc phải "đắp chiếu" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến nguồn nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy không còn.

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

(VNF) - Hoá chất Đức Giang ghi nhận hơn 11.117 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3 – 12 tháng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II. Khoản tiền gửi khổng lồ này đem về cho doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng tiền lãi kể từ đầu năm tới nay.

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

(VNF) - Mì thanh long bán chạy hơn 3 triệu gói sau chiến dịch 'lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm'. Nhà sáng lập đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng vào năm 2026.

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

(VNF) - Nhiều người sập bẫy lừa đảo khi tin vào dịch vụ kiểm tra thông tin tín dụng hay xóa nợ xấu. Theo CIC, bất kỳ tổ chức/cá nhân nào cũng đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng hay xóa/điều chỉnh nhóm nợ xấu của khách hàng.

Tôm hùm Việt Nam thịnh hành lại tại Trung Quốc

Tôm hùm Việt Nam thịnh hành lại tại Trung Quốc

(VNF) - Sau quãng thời gian giảm mạnh vào năm ngoái, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc đã trở lại mức lành mạnh và nhanh chóng chiếm lại thị phần tại quốc gia tỷ dân.

'BRICS theo đuổi lợi ích riêng, không nhằm đánh bại đồng USD’

'BRICS theo đuổi lợi ích riêng, không nhằm đánh bại đồng USD’

(VNF) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 22/10 khẳng định rằng các quốc gia thành viên BRICS không nhắm vào đồng USD hoặc các loại tiền tệ khác. Theo ông, các thành viên của nhóm đang hợp tác để theo đuổi lợi ích riêng của họ.

Giá vàng tăng 'phi mã', hàng trăm cửa hàng trang sức đóng cửa

Giá vàng tăng 'phi mã', hàng trăm cửa hàng trang sức đóng cửa

(VNF) - Đối với những công ty có hoạt động kinh doanh chính là trang sức vàng, tác động tích cực đến đơn giá do giá vàng tăng mang lại không thể bù đắp được tác động tiêu cực đến doanh thu.

Mỗi ngày bỏ tủi gần 2 tỷ, SASCO đạt mức lãi kỷ lục

Mỗi ngày bỏ tủi gần 2 tỷ, SASCO đạt mức lãi kỷ lục

(VNF) - Tình hình kinh doanh phục hồi, SASCO báo lãi sau thuế quý III đạt 181 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày doanh nghiệp "bỏ túi" gần 2 tỷ đồng.