Đồng euro sẽ thay thế đồng USD trở thành tài sản an toàn?

Đình Thư - 29/06/2021 07:44 (GMT+7)

Cách đây hơn hai thập kỷ khi EU ra mắt đồng tiền chung euro, các chuyên gia kinh tế đã tự hỏi liệu đồng tiền mới này có thể tạo ra một kỳ tích, đó là thách thức vị trí của đồng USD hay không?

VNF
Các đồng tiền giấy euro. Ảnh: IRNA/TTXVN

Cách đây hơn hai thập kỷ, khi Liên minh châu Âu (EU) ra mắt đồng tiền chung euro, các chuyên gia kinh tế đã tự hỏi liệu đồng tiền mới này có thể tạo ra một kỳ tích mà chưa đồng tiền nào làm được trong thời kỳ hậu chiến, là thách thức đồng USD hùng mạnh hay không?

Sự tồn tại của tiền tệ chủ yếu nhằm tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân và doanh nghiệp trong biên giới nơi phát hành đồng tiền đó, nhưng sự hiện diện quốc tế cũng mang lại nhiều lợi ích.

Đối với các công ty, xuất nhập khẩu được thực hiện bằng nội tệ, thay vì USD, có nghĩa là ít bị gián đoạn hơn khi tỷ giá hối đoái biến động. Việc phát hành một đồng tiền mà người nước ngoài muốn nắm giữ sẽ giúp chính phủ có thể dễ dàng huy động tiền với tỷ giá rẻ. Điều đó làm giảm chi phí đi vay đối với các công ty và ngân hàng.

Theo tờ Economist của Anh, giờ đây, châu Âu đang thực hiện một bước đi quan trọng trong việc thiết lập sự hiện diện của đồng euro vượt ra ngoài biên giới EU, khi vào ngày 15/6, liên minh này đã phát hành trái phiếu trị giá 20 tỷ USD như một phần của kế hoạch Thế hệ tiếp theo của EU (NGEU) nhằm thúc đẩy các nền kinh tế châu Âu. Loại trái phiếu này có thể cạnh tranh với trái phiếu kho bạc Mỹ như một lựa chọn tài sản an toàn.

Đồng euro được phổ biến rộng rãi bên ngoài 19 quốc gia chính thức sử dụng đồng tiền này. Khoảng 20 quốc gia đã liên kết đồng tiền của mình với đồng euro ở mức độ nào đó, nhưng chủ yếu là các thuộc địa cũ và những nước láng giềng gần gũi của châu Âu.

Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khoảng 1/3 đến một nửa giá trị của tiền giấy euro được lưu giữ bên ngoài khu vực đồng euro. Tuy nhiên, theo các thước đo thông thường được sử dụng để đánh giá mức độ quốc tế hóa một đồng tiền, đồng euro dù đứng ở vị trí á quân, nhưng còn cách rất xa so với đồng bạc xanh.

Khoảng 20% tổng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương và một tỷ lệ tương tự các khoản vay xuyên biên giới và trái phiếu được thực hiện bằng đồng euro, trong khi tỷ trọng của đồng USD là khoảng 60%.Tỷ trọng thanh toán các giao dịch bằng đồng euro gần bằng với tỷ trọng của đồng USD bởi EU là nhà nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, các mặt hàng như dầu mỏ vẫn chủ yếu được định giá bằng USD.

Trong vài năm đầu tiên, đồng tiền chung này có vẻ như có thể cạnh tranh với "nhà vô địch" thời hậu chiến. Đến năm 2007, đồng euro thậm chí đã trở thành đồng tiền phổ biến nhất để phát hành các khoản nợ bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, điều này không tồn tại lâu. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm đó đã khiến các nhà đầu tư quay trở lại với đồng USD. Giai đoạn khó khăn của khu vực đồng euro sau đó, thời kỳ mà sự tồn tại của đồng tiền chung này bị đặt dấu hỏi, dường như đã chứng minh quyết định của các nhà đầu tư là đúng. Tùy thuộc vào thước đo được sử dụng, kể từ đó, tầm quan trọng của đồng euro đã giảm đi.

Châu Âu bây giờ muốn thực hiện một "cú đánh" khác, nếu không vượt qua được đồng USD thì ít nhất cũng làm giảm sự thống trị của đồng tiền này. Có hai thay đổi về hoàn cảnh giúp đồng euro có thể giành thêm lợi thế.

Đầu tiên là việc Mỹ thay đổi thái độ đối với việc hoạch định chính sách kinh tế quốc tế - ít nhất là dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ngay cả dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden, châu Âu vẫn lo lắng rằng lợi ích của mình không phải lúc nào cũng sẽ đồng hành với các lợi ích của Mỹ. Việc dựa vào đồng USD bị coi là một điểm yếu tiềm ẩn thậm chí còn lớn hơn trước đây.

Tháng 3/2021, các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro nói rằng thúc đẩy việc sử dụng quốc tế của đồng euro sẽ giúp đạt được "quyền tự chủ chiến lược".

EU đã không hài lòng với việc các doanh nghiệp trong khu vực phải tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ mà châu Âu phản đối, chẳng hạn như lệnh trừng phạt đối với Iran. Mỹ đã sử dụng nhu cầu tiếp cận đồng USD của các ngân hàng lớn để kiểm soát hoạt động của các ngân hàng vượt xa ra bên ngoài lãnh thổ của mình. Những người vi phạm các sắc lệnh của Mỹ sẽ phải chịu những khoản phạt lớn.

Các nhà phê bình cho rằng động thái trên đã khuyến khích sự thay đổi quan điểm của những người truyền thống phản đối việc thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro.Trong thời kỳ khủng hoảng, các đồng tiền dự trữ toàn cầu có xu hướng tăng đột biến khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn.

Các dòng vốn khó dự đoán như vậy khiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Đức trong "thời đại đồng Deutschmark" lo lắng. Sự hoài nghi này được lan truyền sang ECB. Trong lịch sử, ECB đã "không cản trở, cũng không thúc đẩy" một đồng euro quốc tế, nhưng giờ đây họ có xu hướng đi theo ý tưởng này hơn.

Sự thay đổi thứ hai đến là do tác động của đại dịch. Trong khi cuộc suy thoái toàn cầu vừa qua đã đưa đồng euro lên tới đỉnh điểm. Các hành động nhanh chóng của ECB và chính phủ các nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế của mình đã được đón nhận nồng nhiệt. Sự cứng rắn như vậy đã nâng cao uy tín của đồng euro trong một cuộc khủng hoảng - một thuộc tính quan trọng của một loại tiền tệ toàn cầu.

Phản ứng kinh tế của EU đối với cuộc khủng hoảng đã điều chỉnh cấu trúc của đồng tiền chung này theo những cách làm gia tăng sức hấp dẫn quốc tế. Một bước tiến lớn là sự ra đời của chương trình NGEU và việc phát hành trái phiếu sau đó.

Trái phiếu này được hỗ trợ hiệu quả bởi bảng cân đối của tất cả các nước thành viên EU, do đó khiến chúng gần giống với trái phiếu kho bạc của Mỹ. Đây là một điều tương đối mới lạ ở châu Âu, nơi mà việc vay nợ chủ yếu được thực hiện bởi chính phủ các nước, những quốc gia có mức độ tín nhiệm khác nhau.

Trái phiếu mới của Liên minh châu Âu tạo ra một cách để các nhà đầu tư tiết kiệm bằng đồng euro mà không phải chịu rủi ro tín dụng, chẳng hạn như nếu cho Italy vay.

Việc không có "tài sản an toàn" như vậy là một yếu tố cản trở việc sử dụng đồng euro trên phạm vi quốc tế. Tất cả các cách thức hoạt động xuyên biên giới, từ quản lý dự trữ của ngân hàng trung ương đến các công ty vay tiền bằng ngoại tệ, đều được củng cố bởi một chuẩn mực thanh khoản phi rủi ro.

Chuyên gia Reza Moghadam thuộc ngân hàng Morgan Stanley cho biết cho đến nay, trái phiếu của Đức là đại diện không hoàn chỉnh, nhưng sự ra đời của NGEU "góp phần làm cho đồng euro trở thành một thay thế tốt hơn cho đồng USD".

Mặc dù vậy, không phải tất cả các rào cản đối với việc sử dụng đồng euro nhiều hơn trên trường quốc tế đã biến mất. Một phần, "tài sản an toàn" này có thể chỉ là tạm thời. Về lý thuyết, trái phiếu NGEU cuối cùng sẽ được phát hành vào năm 2026, dù nhiều người nghĩ rằng chương trình sẽ được gia hạn theo một cách nào đó. Theo tiêu chuẩn tài chính toàn cầu, số tiền cũng rất nhỏ. Tổng dư nợ của EU sẽ đạt đỉnh khoảng 1.000 tỷ USD, trong khi Mỹ có hơn 20.000 tỷ USD nợ mà các nhà đầu tư có thể giao dịch.

Ngoài ra, một số đặc tính của đồng tiền chung này vẫn còn. Khu vực đồng euro thiếu một số yếu tố của một liên minh tài chính chặt chẽ, chẳng hạn như chia sẻ rủi ro nếu các ngân hàng khó khăn. Mặc dù có NGEU, nhưng thiếu việc tái phân phối tài chính có nghĩa là có thể lại xảy ra cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro. Các thị trường vốn vẫn còn mỏng và thiếu cân bằng, không giống như thị trường của Mỹ.

Trong khi đó, việc thiếu một trung tâm tài chính duy nhất hậu Brexit cũng đặt ra những khó khăn.

Do đó, việc lấy được thị phần từ đồng USD có giúp châu Âu thoát ra khỏi tầm với của Mỹ hay không là một câu hỏi. Các ngân hàng sẽ luôn cần đồng USD và do đó là một chỗ đứng ở New York, ngay cả khi đồng euro phát triển mạnh (một kế hoạch của châu Âu nhằm lách các lệnh trừng phạt đối với Iran nhìn chung đã bị đánh sập).

Ít người nghĩ rằng đồng tiền chung này sẽ thay thế đồng bạc xanh, nhưng đồng tiền này có thể tái cân bằng hệ thống tiền tệ quốc tế. Điều đó có thể giúp giảm thiểu những rối loạn gây ra bởi các nhà lãnh đạo của ngân hàng trung ương Mỹ, ví dụ như việc chính sách tiền tệ bị thắt chặt nhẹ vào năm 2013 đã gây ra một "cơn giận dữ" trên toàn cầu.

Đồng euro rõ ràng là một đồng tiền để cung cấp sự đa dạng. Năm 2019, ông Mark Carney, khi đó là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, đã suy nghĩ rằng công nghệ có thể làm gián đoạn các nỗ lực hệ thống nhằm neo đồng USD ở trung tâm của tài chính quốc tế. Với việc ECB đang cân nhắc về thực trạng gia tăng của các loại tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành, điều này có thể dẫn đến một trạng thái cân bằng mới, theo đó nhiều loại tiền tệ chia sẻ vị thế là đồng tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Một kết quả như vậy sẽ là câu chuyện của nhiều năm nữa. Tuy nhiên, kết quả này sẽ đánh dấu sự quay trở lại các chuẩn mực trước chiến tranh thế giới thứ hai, khi nhiều loại tiền tệ - đồng USD, đồng bảng Anh và đồng Franc của Pháp… cùng nắm giữ quyền thống trị.

Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

14/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

14/04/25 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

13/04/25 13:30 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

13/04/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

13/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

12/04/25 09:45 (GMT+7)

(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

12/04/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

11/04/25 16:32 (GMT+7)

(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

11/04/25 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

11/04/25 12:19 (GMT+7)

(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

11/04/25 09:01 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Việt Nam từ ngày 14 - 15/04/2025.

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

11/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

11/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

10/04/25 19:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

10/04/25 16:51 (GMT+7)

(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

10/04/25 16:28 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/4 cho hay Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ nhưng phải bình đẳng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

10/04/25 15:26 (GMT+7)

(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

10/04/25 10:13 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

10/04/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

10/04/25 07:35 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

10/04/25 06:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

09/04/25 15:36 (GMT+7)

(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

09/04/25 11:45 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

09/04/25 11:23 (GMT+7)

(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.

Tin khác
Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'

Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ 'bất cập'

(VNF) - Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu "vô nghĩa" đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

TT Trump: 'Không có ngoại lệ với thiết bị công nghệ, sẽ sớm áp cơ chế riêng'

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Trung Quốc: Miễn thuế hàng công nghệ là 'bước nhỏ' sửa sai của Mỹ

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Tỷ phú Warren Buffett tự nhận mình là ‘người keo kiệt’

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

Ngày đầu 'ác mộng' và cách sàng lọc lính mới của CEO Snapchat

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

TT Trump nới lệnh áp thuế, chừa 'đường sống' cho công nghệ Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Chiến lược sinh tồn tài chính 2025: Nhìn từ hành vi của giới siêu giàu Mỹ

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Thương chiến tăng tốc, Tesla ‘phanh gấp’ tại Trung Quốc

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Ấn Độ nối lại xuất khẩu, giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm sâu

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

Trung Quốc tăng thuế đáp trả Mỹ lên 125%: Không còn chỗ cho thỏa thuận?

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

USD suy yếu và thuế quan leo thang, giá vàng chạm đỉnh mọi thời đại

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam từ ngày 14 - 15/4

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Tỷ phú may mắn: 'Thoát' đòn thuế quan, gia tăng tài sản thêm 3,3 tỷ USD

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

Dính 'đạn lạc' từ cuộc chiến thuế quan, huyết mạch kinh tế Nga chịu tổn thất kép

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

OpenAI kiện ngược Elon Musk, cáo buộc 'phá hoại và thao túng' vì lợi ích cá nhân

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Thực hư việc Microsoft âm thầm rút khỏi Trung Quốc?

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Trung Quốc ra điều kiện đối thoại với Mỹ sau đòn thuế 'kịch khung'

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Úc từ chối đề nghị 'bắt tay' của Trung Quốc để chống lại thuế quan Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Trung Quốc 'xuất trận': Kích hoạt kho vũ khí thương mại đối phó Mỹ

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Mỹ áp thuế 125%: Vì sao Trung Quốc chọn cách 'đáp trả đến cùng'?

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

Tổng thống Trump tiết lộ lý do bất ngờ hoãn thuế 90 ngày

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

TT Trump dừng áp thuế đối ứng 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

Liên minh Trump – Musk 'rạn nứt' vì thuế quan?

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

TT Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói 'điều không thể'

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,6% năm 2025, cảnh báo những thách thức lớn