Dow Jones giảm sốc hơn 1.800 điểm khi nỗi lo tái bùng phát Covid-19 dâng cao

Thanh Long - 12/06/2020 07:23 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ vừa chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3 khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở một số bang đang mở cửa trở lại. Toàn thị trường thời gian qua đã tăng mạnh với kỳ vọng việc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ diễn ra suôn sẻ.

VNF
Dow Jones giảm sốc hơn 1.800 điểm khi nỗi lo tái bùng phát Covid-19 dâng cao

Chỉ số Dow Jones giảm tới 1.861 điểm, tương đương giảm 6,9%, đóng cửa ở mức 25.128 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 5,9% xuống còn 3.002 điểm, còn chỉ số Nasdaq giảm 5,3%, kết thúc phiên ở mức 9.492 điểm. Đây là phiên giảm điểm tồi tệ nhất kể từ ngày 16/3 khi các chỉ số đều giảm hơn 11%.

Dan Deming, giám đốc điều hành của KKM Financial cho rằng thị trường có lẽ đang phản ánh rằng việc mở cửa trở lại sẽ kéo dài lâu hơn so với kỳ vọng gần đây.

Giới đầu tư đã bán tháo các cổ phiếu hàng không, du lịch và bán lẻ sau khi những cổ phiếu này tăng rất mạnh với kỳ vọng nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Cổ phiếu của United Airlines, Delta, American và Southwest đều giảm hơn 11%. Cổ phiếu của Carnival Corp và Norwegian Cruise Line giảm ít nhất 15,3% mỗi cổ phiếu. Cổ phiếu của Gap và Kohl's đóng cửa với mức giảm lần lượt 8,1% và 11,2%.

Mối lo ngại về một làn sóng bùng phát thứ hai đã tăng lên khi các tiểu bang của Hoa Kỳ thúc đẩy việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Texas đã báo cáo ngày thứ ba liên tiếp số ca nhập viện vì Covid-19 phá kỷ lục. 9 quận tại California cũng báo cáo số lượng trường hợp nhiễm virus corona tăng đột biến.

Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin nói với CNBC rằng: "Chúng ta không thể đóng cửa nền kinh tế một lần nữa".

"Chính sách tiền tệ nới lỏng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không thể bù đắp làn sóng tái bùng phát Covid-19", Dennis DeBusschere, nhà phân tích vĩ mô của Evercore ISI nhìn nhận. "Việc các trường hợp mới ngày càng tăng lên và làn sóng biểu tình càng làm trầm trọng hơn tình hình, nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế và thu nhập kéo dài ngày càng hiển hiện", chuyên gia nói.

Cựu ủy viên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nói với CNBC rằng các tiểu bang như Arizona và Texas "không bao giờ thực sự thoát khỏi làn sóng lây nhiễm đầu tiên". "Đây không phải làn sóng thứ hai", ông nói thêm.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.