Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Những sai phạm tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II khiến tình hình tài chính của Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã TIS) rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, nợ trên vốn chủ sở hữu chiếm trên 81%.
Báo cáo tài chính cho thấy trong quý III/2019, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Tisco lần lượt đạt 2.169 tỷ đồng và 3,2 tỷ đồng, giảm 11% và 29% so với cùng kỳ.
Theo giải trình của Tisco, nguyên nhân sụt giảm do sản lượng tiêu thụ thép cán giảm 4.382 tấn tương đương giảm 2,6%. Trong khi giá bán bình quân giảm 8,9%, giá vốn giảm 8,6%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tisco đạt 7.652 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, lãi ròng đạt 40 tỷ đồng, giảm 14%.
Tính đến 30/9, tổng tài sản Tisco giảm 635 tỷ đồng, tức giảm 6% so với thời điểm đầu năm, đạt 9.938 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho của TIS giảm hơn 544 tỷ đồng, ứng với giảm 23%.
Tisco hiện gánh khoản nợ phải trả hơn 8.039 tỷ đồng, chiếm trên 81% tổng tài sản. Trong đó, nợ vay xấp xỉ 5.000 tỷ đồng vượt tài sản ngắn hạn, ghi nhận 2.397 tỷ đồng.
Trong tài liệu công khai tại đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo Tisco cho biết, đến đầu 2019, tình hình tài chính của Tisco lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến phá sản đang hiện hữu, nếu không có sự giải cứu kịp thời của Chính phủ, các ngân hàng và các cấp có thẩm quyền.
Theo đó, vốn điều lệ của Tisco tới cuối năm 2018 là gần 1.937 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả chiếm 82% cơ cấu vốn. Vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 18% tổng nguồn vốn, được đánh giá là tỷ lệ thấp, thấp hơn năm 2017, gây mất cân đối tài chính cho doanh nghiệp này.
Tổng nợ xấu của Tisco tại thời điểm 31/12/2018 là 851.962 tỷ đồng, trong khi giá trị có thể thu hồi là 393.332 tỷ đồng.
“Nợ phải trả quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, gấp 4,65 lần vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty là không an toàn”, báo cáo Ban kiểm soát nêu và khẳng định doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính đặc biệt khó khăn, không có khả năng trả được các khoản nợ khi đến hạn.
Theo báo cáo, khó khăn hiện hữu của Tisco chủ yếu xuất phát từ việc Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II đang đầu tư dang dở. Do dự án chậm tiến độ, nên Tisco đang phải mua phôi ngoài phục vụ sản xuất.
Dự án dù đang do nhà thầu nước ngoài triển khai và chưa bàn giao cho phía chủ đầu tư nhưng lại đang phải tạm dừng để chờ ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về nhiều vấn đề mà chủ đầu tư không thể toàn quyền quyết định do Nhà nước đang nắm tới 65% vốn điều lệ.
Từ năm 2011, Tisco đã phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để trả lãi và gốc vay của dự án cho các ngân hàng. Tới thời điểm đầu tháng 6/2018, Tisco trả gốc và lãi tới 1.313 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi cho dự án là 1.531 tỷ đồng, khiến Tisco phải vay thêm vốn để bù đắp vốn lưu động, đảm bảo sản xuất - kinh doanh của phần còn lại, khiến chi phí tài chính tăng cao.
Cùng đó, việc triển khai tổ chức sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Theo Tisco, giai đoạn 2017 - 2018 tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do ngày càng có nhiều dự án thép mới đi vào sản xuất, cạnh tranh khốc liệt trong khi nhu cầu thị trường có hạn.
Nhiều cá nhân vi phạm tới mức bị kỷ luậtTừ ngày 4-6/12 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã họp kỳ 41, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam. Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để tổng công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco II), gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, gây bức xúc trong xã hội. Cụ thể, các nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam Nguyễn Kim Sơn và Đặng Thúc Kháng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của ban thường vụ Đảng ủy. Ông Lê Phú Hưng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Nguyên tổng giám đốc và ông Trịnh Khôi Nguyên, ủy viên ban thường vụ Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của ban thường vụ Đảng ủy và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công. Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ Công Thương có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án Tisco II. Theo đó, ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự Đảng, bộ trưởng (giai đoạn 2007-2016), chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương. Ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thủ tướng đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án Tisco II. Ngoài ra, hai nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ và ông Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu Lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với Dự án. |
Xem thêm >> Ông Hoàng Trung Hải có trách nhiệm gì tại dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.