Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) có bố cục gồm 4 chương, 65 điều quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Một trong những quy định đáng chú ý trong dự thảo này là về trì hoãn giao dịch tại Điều 44. Cụ thể, theo tờ trình, đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch trong hai trường hợp. Thứ nhất là khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội.
Trường hợp thứ 2 là khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.
Luật quy định khi thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Trần Tuấn Anh cho rằng ban soạn thảo cần phải làm rõ cơ sở hợp lý để nghi ngờ và trì hoãn giao dịch, nếu không sẽ mang cảm tính và rất dễ bị lạm dụng. "Tốt nhất nên quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật để bảo đảm không hạn chế quyền con người và đồng thời phù hợp với Hiến pháp 2013", đại biểu này nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Trần Tuấn Anh cũng cho rằng dự thảo luật cần có những quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm, điều kiện trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản, niêm phong và phong tỏa, tạm giữ tài sản để đảm bảo minh bạch, rõ ràng và tránh lạm quyền.
Liên quan đến tiền điện tử được nhắc đến trong dự thảo, đại biểu Trần Tuấn Anh nêu rõ đây là khái niệm chưa có trong các quy định pháp luật Việt Nam. Nhưng thực tế, trong hoạt động thực tế của kinh tế thế giới, rất nhiều quốc gia đã nhìn nhận và công nhận vai trò của tiền điện tử và thậm chí có cả những quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh và đảm bảo vai trò của đồng tiền điện tử.
"Tuy nhiên đây là khái niệm rất mới, do vậy dự thảo luật cần phải định nghĩa và quy định thật cụ thể về nội dung này", đại biểu Trần Tuấn Anh nói.
Ngoài ra, đại biểu Trần Tuấn Anh cũng cho rằng cần nghiên cứu để quy định một số nội dung có liên quan đến tiền điện tử theo hướng kiểm soát được hành vi rửa tiền từ các đối tượng có yếu tố nước ngoài, nhất là đối với những quốc gia, vùng lãnh thổ, quản lý kinh tế đã có công nhận pháp lý với tiền điện tử, tuy nhiên cũng cần dựa trên cơ sở căn cứ pháp luật trong nước để đảm bảo cái tính khả thi và tương thích.
Bình luận thêm về vấn đề tiền số, tiền ảo, đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình Phan Đức Hiếu cho biết có ý kiến cho rằng, nếu quy định về tiền số, tiền ảo mà Việt Nam chưa thừa nhận thì có thể sẽ gây ra tranh cãi pháp lý. Do vậy, trong dự thảo luật đã thiết kế khoản 3 điều 5: nếu phát sinh thì Chính phủ sẽ có báo cáo.
Đồng tình với ý kiến tiền ảo chưa được thừa nhận ở Việt Nam nhưng nhiều quốc gia đã thừa nhận tiền của đại biểu Trần Tuấn Anh, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng điều này đáng suy nghĩ. "Nên lưu ý đến hành vi liên quan đến tiền số, tiền ảo đã được thừa nhận ở quốc gia khác", đại biểu này nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.