'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 40 khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) - tổ chức liên chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận là tổ chức ban hành các chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền; kiến nghị của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền (APG) tại báo cáo đánh giá đa phương và từ tình hình thực tiễn nhu cầu quản lý phòng chống rửa tiền của Việt Nam.
Điểm đáng chú ý, dự thảo Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi bổ sung quy định về trách nhiệm của bộ, ngành, trong việc thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia, rủi ro ngành về phòng chống rửa tiền thuộc lĩnh vực quản lý;
Bổ sung trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý về phòng, chống rửa tiền với các tổ chức, cá nhân kinh doanh kim loại quý, đá quý, những lĩnh vực mới phát sinh đối tượng báo cáo, bảo đảm phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và tính thống nhất với quy định pháp luật liên quan.
Bên cạnh đó, đối tượng báo cáo phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu các rủi ro về rửa tiền đã được nhận diện, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả đánh giá rủi ro hoặc cập nhật kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền và các chính sách, quy trình quản lý rủi ro.
Xung quanh vấn đề này, VietnamFinance có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW:
- Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn vì vậy, nên đưa vấn đề này vào trong quy định của dự thảo luật. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Tôi tán đồng với quan điểm.
Thực tế, gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo, tuy nhiên, các hoạt động này vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng. Tiền ảo và tài sản ảo vẫn lọt lưới do các quy định của pháp luật phòng chống rửa tiền chưa quy định vấn đề này.
Để hạn chế được vấn đề rửa tiền qua các loại tiền ảo, Chính phủ cần có thêm quy phạm pháp luật đối với tội trốn thuế đồng thời khung hình phạt phải nặng hơn nhằm nâng cao tính răn đe, phòng ngừa đối với hoạt động liên quan đến kinh doanh tiền ảo và các hoạt động rửa tiền của cá nhân, tổ chức trong tương lai.
Ngoài ra, pháp luật cần bổ sung các quy định liên quan đến tiền ảo, tiền kĩ thuật số, các loại tiền điện tử… vì cùng với sự phát triển của công nghệ, giao dịch bằng tiền ảo đang phát triển trên thế giới, một số quốc gia cũng đã công nhận cho thanh toán bằng tiền ảo.
Tại Việt Nam, giao dịch bằng tiền ảo cũng đã tồn tại. Nhiều đối tượng lợi dụng pháp luật chưa kịp bổ sung các quy định về tiền ảo để lừa đảo, thực hiện rửa tiền thông qua tiền ảo và tài sản ảo khác.
Vì những lý lẽ trên, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là hết sức cần thiết.
- Dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền sửa đổi bổ sung thêm đối tượng phải báo cáo phòng chống rửa tiền là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Vì sao phải bổ sung quy định này?
Về đối tượng áp dụng của Luật phòng, chống rửa tiền, theo quy định, đối tượng báo cáo của luật gồm 2 nhóm: các tổ chức tài chính và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan.
Tuy nhiên, hiện nay có một số hoạt động mới phát sinh như các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian, kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ...
Đây là những hoạt động tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền, do các hoạt động này được thực hiện trực tuyến. Thông tin của các bên trong giao dịch trực tuyến thường sử dụng mã số, ký hiệu và có tính ẩn danh cao, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành điều tra, truy vết tội phạm...
Do đó dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền đã sửa đổi bổ sung thêm đối tượng phải báo cáo phòng chống rửa tiền là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Dự thảo luật sửa đổi bổ sung đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ, nhằm tạo cơ sở pháp lý để quản lý về phòng, chống rửa tiền đối với các tổ chức này ngay khi có khung pháp lý điều chỉnh.
Quy định tại dự thảo Luật cũng phù hợp với xu hướng chung của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia trên thế giới.
Theo đó, tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo phải được đăng ký hoặc cấp phép bởi có quan có thẩm quyền, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa về rửa tiền và tài trợ khủng bố, phải được quản lý, giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền.
Quốc gia phải có hình phạt phù hợp xử lý đối với trường hợp tài sản ảo và dịch vụ tài sản ảo có vi phạm pháp luật...
- Vậy việc bổ sung đối tượng báo cáo phòng chống rửa tiền là các tổ chức tài chính được phép cung cấp dịch vụ tài chính tài sản ảo có ý nghĩa như thế nào ?
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động của các tổ chức tài chính được phép cung cấp dịch vụ tài chính tài sản ảo phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều loại hình, phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng mới. Bên cạnh mặt tích cực, các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng cho các mục đích tội phạm nói chung trong đó có rửa tiền.
Việc bổ sung đối tượng báo cáo phòng chống rửa tiền là các tổ chức tài chính được phép cung cấp dịch vụ tài chính tài sản ảo có ý nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành, đảm bảo an ninh tài chính trước những diễn biến phức tạp của thế giới và sự phát triển của khoa học công nghệ, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, khắc phục những thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền.
Thứ hai, sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát các lĩnh vực có rủi ro rửa tiền; đối tượng báo cáo bắt buộc phải xây dựng và triển khai cơ chế phòng chống rửa tiền và tuân thủ các nghĩa vụ phòng chống rửa tiền như thực hiện nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ… qua đó giảm thiểu rủi ro rửa tiền xảy ra ở đối tượng báo cáo, góp phần làm lành mạnh, an toàn và ổn định cho hệ thống tài chính quốc gia.
Thứ ba, việc mở rộng phạm vi của đối tượng báo cáo góp phần tăng cường nhận thức về công tác phòng chống rửa tiền đến nhóm các đối tượng báo cáo được mở rộng. Hoạt động phòng chống rửa tiền được tăng cường sẽ góp phần giảm thiểu tội phạm, đặc biệt là các tội phạm kinh tế gắn với tham nhũng, lừa đảo, buôn lậu…, tăng cường trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, các tổ chức tài chính cung cấp tài sản ảo cũng sẽ phải tăng cường trách nhiệm của mình trong các giao dịch. Hoạt động phòng chống rửa tiền không chỉ cần trách nhiệm từ phía nhà nước mà còn cần đến sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức tài chính trung gian.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.