Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ireland Micheal Martin hôm nay (22/2), Thủ tướng Đức Scholz cho biết dự án Dòng chảy phương Bắc 2 không thể tiến triển trong tình hình khủng hoảng hiện nay do đó ông đã chỉ thị cho Cơ quan Mạng lưới liên bang dừng quá trình phê duyệt dự án này cho đến khi có thông báo mới.
Ngay sau đó, Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã ban hành thông báo cho biết đã ngừng quá trình cấp giấy chứng nhận cho dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Theo Thủ tướng Scholz, hiện tại không thể khẳng định liệu đường ống dẫn khí đốt này có còn cơ hội tiếp tục hay không và nước này cần phải đánh giá lại mọi việc.
Cũng theo ông Scholz, động thái này của Đức nhằm phản ứng trước các hành động của Nga đối với Ukraine thời gian gần đây.
Sau khi có thông báo về việc ngừng chứng nhận Dòng chảy phương Bắc 2, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt, một lần nữa nhảy trên 900 USD/1.000m3.
Động thái cứng rắn của Đức được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Putin ngày 21/2 ký sắc lệnh chính thức công nhận độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donestk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine.
Theo sắc lệnh này, Nga có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ ly khai ở Ukraine dựa theo thỏa thuận mới với thủ lĩnh của các nhóm ly khai này.
Phản ứng trước động thái này của Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh cũng đang lên kế hoạch công bố các lệnh trừng phạt mới phù hợp với các diễn biến hiện nay.
Ủy viên phụ trách tư pháp của EU, ông Didier Reynders, cho biết các biện pháp trừng phạt ban đầu có thể bao gồm việc cấm đi lại trong lãnh thổ EU với một số cá nhân Nga, tiếp theo có thể là việc tịch thu và đóng băng tài sản của cá nhân này.
Các mức độ trừng phạt cao hơn như chấm dứt việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Nga hay loại Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế sẽ được xem xét tùy vào diễn biến trong những ngày tới tại Ukraine.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực. Nhiều năm qua, Berlin luôn tìm cách bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga tới Đức. Tuy nhiên, cách tiếp cận này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng giữa biên giới Nga và Ukraine leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây. |
Xem thêm >> Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang: Vàng lập đỉnh, Bitcoin sụt giá hơn 6%
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.