Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu đạt gần 300 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 65 tỷ đồng, so với quý IV/2021 đạt 74 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 521,51% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 491 tỷ đồng.
Chính vì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong trong quý IV/2022, DLG đã thua lỗ nặng 504 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái chỉ thua lỗ 10 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần đạt 1.346 tỷ đồng, giảm 13,1% so với năm 2021. Sau khi tính các chi phí, DLG lỗ 885 tỷ đồng.
Về dòng tiền, lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2022 của DLG đạt 125 tỷ đồng, so với năm 2021 là 251 tỷ đồng.
Nhờ có dòng tiền thu hồi từ hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư góp vốn và lãi cho vay gánh cho các chi phí, dòng tiền đầu tư năm 2022 của DLG đạt 74 tỷ đồng, trong khi đó năm 2021 là âm 13 tỷ đồng.
Ngược lại với dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài chính của DLG ghi nhận con số âm 217 tỷ đồng. Đây là dòng tiền mà DLG tập trung chủ yếu cho hoạt động trả nợ vay.
Kết thúc năm 2022, DLG có tổng tài sản đạt 5.901 tỷ đồng, so với năm 2021 là 7.070 tỷ đồng, tức giảm 1.169 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn hụt từ 2.333 tỷ đồng xuống còn 1.935 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn.
Cũng giống như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng có xu hướng giảm từ 4.736 tỷ đồng xuống còn 3.966 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp này đang xây dựng dở dang một số dự án tại một số tỉnh thành với chi phí ở mức 40 tỷ đồng.
Cụ thể, các dự án mà doanh nghiệp này đang triển khai dở dang trong năm 2022 là: Dự án điện gió la Blứ 1 Chư Pah; Chi phí sửa chữa đột xuất tuyến đường thuộc Quốc lộ 14; Dự án điện gió la Boòng; Công trình Khách sạn DLGL Hotel Pleiku; Dự án trại heo giống - trang trại chăn nuôi Quảng Phú; Dự án cao su mới la Bla; Dự án nhà máy linh kiện điện tử Phía Nam Đà Nẵng.
Về có cấu nợ, tập đoàn này có xu hướng giảm nhẹ từ 4.751 tỷ đồng xuống còn 4.492 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn đạt 2.583 tỷ đồng và nợ dài hạn đạt 1.909 tỷ đồng.
Vay và nợ thuê tài chính ở mức 1.125 tỷ đồng. Trong đó, DLG đã thông qua ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu.
Do làm ăn thua lỗ và dòng tiền tài chính chủ yếu phục vụ cho việc trả nợ vay, vốn chủ sở hữu của DLG giảm mạnh 2.318 tỷ đồng xuống còn 1.408 tỷ đồng. Việc nợ phải trả được duy trì ở mức ổn định và vốn chủ sở hữu giảm mạnh đã đưa hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu đã tạo nên một khoảng cách lớn với 3,19 lần, trong khi đó năm 2021 chi có 2,04 lần.
Như VietnamFinance trước đó thông tin vào hồi tháng 10/2022, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tiến hành rao bán gồm quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh với diện tích 3.180m2 và toàn bộ tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với dự án bến xe khách liên tỉnh phía Nam TP. Đà Nẵng của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang.
Giá bán tối thiểu được VietinBank đưa ra là hơn 48 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để thanh toán nợ vay của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại Vietinbank.
Bến xe khách liên tỉnh phía Nam TP. Đà Nẵng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư theo quy hoạch xã hội hoá bến xe, với tổng vốn đầu tư hơn 130 tỷ đồng, theo chuẩn bến xe loại 1, kiểu mẫu của cả nước.
Tháng 9/2012, bến xe phía Nam TP. Đà Nẵng khánh thành, năng lực khai thác lên đến 800-1.000 lượt xe xuất bến/ngày.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào hoạt động, bến xe này luôn trong tình trạng vắng hoe vì nhiều doanh nghiệp vận tải không đăng ký kinh doanh tuyến tại bến xe, các doanh nghiệp vận tải khác cũng rút khỏi bến, lần lượt chuyển về đăng ký tại bến xe trung tâm TP. Đà Nẵng.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là bến xe phía Nam quá xa trung tâm thành phố, việc phân luồng, tuyến cũng có những bất hợp lý.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải chạy vạy cầu cứu khắp nơi, gửi hàng loạt đơn thư, văn bản kiến nghị đến các cấp địa phương, trung ương để được phân định luồng tuyến theo quy hoạch, triển khai hoạt động... nhưng bất thành. Bến xe cũng bỏ hoang từ đó đến nay.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.