Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
CEO Tesla Elon Musk hồi đầu tháng 4 cho biết ông đang nắm giữ 9% cổ phần tại Twitter Inc, tương đương khoảng 73,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị lên đến 2,9 tỷ USD (theo giá đóng cửa phiên 1/4). Số cổ phiếu trên thuộc sở hữu của quỹ Elon Musk Revocable Trust mà ông là thành viên duy nhất, từ đó giúp ông trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của nền tảng mạng xã hội này.
Ngay sau khi thông tin trên được công bố rộng rãi, vị tỷ phú giàu nhất thế giới tuyên bố ông muốn thâu tóm Twitter và biến mạng xã hội này thành công ty tư nhân. Cụ thể, ông đề nghị mua tất cả số cổ phiếu còn lại của Twitter mà ông không sở hữu với giá 54,2 USD/cổ phiếu. Có nghĩa ông sẽ bỏ ra số tiền khoảng 44 tỷ USD để “mua đứt” công ty này. Điều này đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ và cho rằng đây tiếp tục là một “hành động bộc phát” của vị tỷ phú vốn được nhận xét là khá “bốc đồng”.
Tuy nhiên, theo WSJ, đây là một kế hoạch tỉ mỉ của Elon Musk, ông đã âm thầm thu gom cổ phiếu Twitter từ tháng 1 và giữ bí mật toàn bộ giao dịch khi cổ phiếu của công ty công nghệ này giảm xuống gần mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Cũng theo WSJ, quyết định thâu tóm Twitter của Elon Musk nhận được sự hậu thuẫn từ rất nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ. Trong đó, người tác động nhiều nhất có lẽ là cựu CEO Twitter Jack Dorsey.
Năm ngoái, dưới áp lực của hội đồng quản trị, nhà đồng sáng lập Twitter Dorsey đã rời bỏ chức vụ điều hành tại Twitter. Vị tỷ phú này đã “thì thầm vào tai” Elon Musk rằng Twitter nên là một công ty tư nhân, nguồn tin của WSJ tiết lộ.
Ngay sau khi hội đồng quản trị Twitter chấp thuận “bán mình” cho Elon Musk với giá 44 tỷ USD, ông Dorsey cũng chia sẻ rằng: “Elon là giải pháp duy nhất tôi tin tưởng”.
Ngoài Jack Dorsey, nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội, doanh nhân cũng đứng sau ủng hộ cho ý định thâu tóm Twitter của ông chủ Tesla. Tỷ phú Elon Musk hồi đầu tháng 5 đã công bố một danh sách gồm nhiều nhà đầu tư đình đám đã cam kết cấp vốn khoảng 7,14 tỷ USD để ông thực hiện thương vụ này, bao gồm tỷ phú Larry Ellison - Chủ tịch tập đoàn công nghệ máy tính Oracle, quỹ Sequoia Capital và thậm chí cả Hoàng thân Saudi Arabia Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud - người ban đầu phản đối thương vụ này.
Ngay sau khi tuyên bố mua Twitter, tỷ phú Elon Musk đã khẳng định rằng thương vụ này “không vì động cơ tài chính” mà nhằm mục tiêu thúc đẩy tự do ngôn luận. Ông muốn biến Twitter thành “quảng trường của thời đại kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng với tương lai nhân loại được thảo luận”.
Các nhà quan sát cho rằng việc thâu tóm Twitter còn để vị tỷ phú giàu nhất thế giới có thể hoạt động thoải mái trên nền tảng mà không bị hạn chế. Bản thân Elon Musk là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên Twitter với hơn 80 triệu người theo dõi. Ông cũng thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với nền tảng này khi các thống kê cho thấy lượng bài đăng trung bình của ông vào khoảng 9 tweet/ngày. Ông thường xuyên tương tác với hơn 80 triệu người theo dõi cũng như đưa ra các thông báo liên quan tới việc kinh doanh trên Twitter.
“Tôi hi vọng ngay cả những người phê phán tôi mạnh mẽ nhất cũng vẫn sẽ ở lại Twitter. Bởi đó chính là tự do ngôn luận”, tỷ phú Elon Musk đưa ra phát ngôn đầu tiên sau khi thông tin thâu tóm Twitter được công bố.
Vị tỷ phú 50 tuổi cam kết sẽ tái sinh Twitter và tăng lượng người dùng bằng cách ngăn chặn các chương trình gửi thư rác và giảm sự kiểm duyệt nhằm thúc đẩy “tự do ngôn luận” hơn nữa. Thương vụ này được dự đoán sẽ làm thay đổi hoàn toàn quyền kiểm soát của mạng xã hội đang có hơn 200 triệu người dùng, bao gồm nhiều nguyên thủ quốc gia của các nước.
Các nhà quan sát nhận định, dù “đau đáu” muốn biến Twitter thành “thiên đường” của tự do ngôn luận, nhưng tỷ phú Elon Musk sẽ không dễ hiện thực hóa ý niệm này. Theo New York Times, những vấn đề mà CEO Tesla và SpaceX phải đối mặt trong thời gian tới có thể là thư rác, nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, bắt nạt trẻ em… nếu Twitter nới lỏng các quy định về quyền tự do ngôn luận.
Thêm vào đó, việc Twitter được coi là một kênh truyền thông chính thức của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng làm tăng rủi ro với tình hình chính trị toàn cầu một khi xuất hiện các nội dung sai lệch, không được kiểm duyệt.
Tại một hội thảo của Thời báo Phố Wall đầu tháng 5, tỷ phú Bill Gates cho biết ông không chắc chắn về động cơ của Elon Musk trong việc mua Twitter. Tuy nhiên, ông lo ngại vị tỷ phú giàu nhất thế giới sẽ khiến Twitter trở nên tệ hơn nếu quyết tâm theo đuổi “tự do ngôn luận”.
Trong động thái có phần bất ngờ, tỷ phú Elon Musk ngày 13/5 thông báo trên trang cá nhân Twitter việc tạm dừng thương vụ mua lại mạng xã hội này. Vị tỷ phú tuyên bố sẽ không xúc tiến thỏa thuận mua lại Twitter trừ khi ông được nhận được bằng chứng cụ thể về số lượng tài khoản giả trên mạng xã hội này.
“Thương vụ với Twitter sẽ tạm thời bị hoãn lại đến khi có báo cáo chi tiết về các tài khoản giả mạo xem liệu chúng có thật sự chiếm 5% lượng người dùng hay không”, Elon Musk cho hay đồng thời nhận định rằng con số dưới 5% tài khoản “spam” mà Twitter tính toán và công bố vào đầu tháng 5 là điều rất khó tin. Ngay sau tuyên bố này của Elon Musk, cổ phiếu Twitter lập tức sụt giá.
Có rất nhiều phỏng đoán về động cơ thực sự của Elon Musk sau quyết định này. Các nhà phân tích của CNBC cho rằng Elon Musk đang “ép giá” Twitter trước khi mua lại. Sau tuyên bố của tỷ phú Elon Musk, giá trị thị trường của Twitter từ mức 44 tỷ USD ban đầu đã giảm xuống còn 35 tỷ USD.
Một luồng ý kiến khác thì cho rằng đây dường như là kế hoãn binh của Elon Musk và sẽ chẳng có thương vụ mua bán nào xảy ra. “Có vẻ như Elon Musk đang muốn thoát ra khỏi thương vụ này, chứ thông tin về các tài khoản giả mạo trên Twitter thì đã được công bố bởi Ủy ban Chứng khoán Mỹ từ nhiều năm qua. Elon Musk không thể không biết”, bà Sara Silver, Giáo sư Báo chí Tài chính thuộc Đại học Quinnipac (Mỹ), nhận định.
Theo CNBC, trong trường hợp hủy thương vụ, ngoài việc mất số tiền 1 tỷ USD trong cam kết ban đầu, Elon Musk có thể bị Twitter kiện và mất thêm những khoản khác. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các khoản tiền phạt chẳng thấm tháp vào đâu so với khối tài sản hơn 220 tỷ USD của vị tỷ phú giàu nhất thế giới.
Về phía Twitter, hãng này hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục thương lượng với Elon Musk. Nếu có ý định kiện, Twitter cũng phải gánh rất nhiều loại phí kiện tụng và cũng sẽ không tránh khỏi tình hình nhiễu loạn trong nội bộ công ty khi trước mắt 2 giám đốc đã rời khỏi ghế quản trị.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.