ESG trong ngân hàng: Nặng hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược

Hoàng Minh - Thứ hai, 09/06/2025 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Việc tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào hoạt động ngân hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh phát triển bền vững. Tuy nhiên, để ESG thực sự đi vào chiều sâu, ngành ngân hàng Việt Nam cần một hành lang pháp lý riêng, bộ máy chuyên trách, chiến lược đào tạo bài bản và hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ.

ESG – Động lực mới cho ngành ngân hàng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và các rủi ro phi tài chính ngày càng gia tăng, ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã trở thành một chỉ báo chiến lược không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Không chỉ là công cụ đánh giá rủi ro, ESG còn định hình năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng dài hạn của tổ chức tài chính.

Từ năm 2004, ESG được Liên Hợp Quốc khởi xướng như một phần tất yếu của phát triển bền vững, và đến nay đã trở thành chuẩn mực trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Ngành ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng ESG trong các hoạt động của mình, đặc biệt là qua các sáng kiến như Nguyên tắc Ngân hàng có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc (PRB) và các chiến lược tài chính xanh.

Bên cạnh vai trò quản trị rủi ro, ESG còn mở ra cơ hội kinh doanh mới. Các ngân hàng có thể đóng vai trò là “người định hướng” khi tài trợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất xanh, đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc cải thiện điều kiện lao động.

Tín dụng xanh và trái phiếu bền vững không chỉ là xu hướng tài chính mà còn là đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn quốc tế, gia tăng uy tín trên thị trường toàn cầu. Theo đó, ESG không chỉ là một bộ tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp, mà còn là công cụ gắn kết giữa tài chính và phát triển bền vững.

Thực trạng ESG trong ngành ngân hàng Việt Nam

Trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành định hướng xuyên suốt tại Đại hội XIII của Đảng, lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên nhằm tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược phát triển, với mục tiêu thúc đẩy tín dụng xanh, kiểm soát rủi ro môi trường và lồng ghép ESG vào điều hành vĩ mô ngành ngân hàng.

Nhiều ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, BIDV, MB, TPBank… đã chủ động công bố báo cáo phát triển bền vững, xây dựng danh mục tín dụng xanh và áp dụng tiêu chí môi trường – xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Việt Nam cũng tham gia Mạng lưới Ngân hàng Bền vững (SBN) – một diễn đàn quốc tế giúp chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị rủi ro ESG trong khu vực thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Vũ Mai Chi, phần lớn các quy định hiện hành tại Việt Nam vẫn mang tính khuyến khích và định hướng, chưa mang tính ràng buộc pháp lý đối với việc tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng.

Một trong những thách thức lớn là sự thiếu cụ thể trong các chính sách và quy định hướng dẫn. Dù các văn bản định hướng đã được ban hành, song vẫn còn thiếu các quy chuẩn và khung pháp lý rõ ràng để giúp các NHTM xây dựng chiến lược triển khai ESG một cách có hệ thống và đồng bộ.

Chỉ một số ít ngân hàng đã bước đầu thiết lập hệ thống quản lý rủi ro ESG, nhưng lại thiếu cơ chế giám sát sau cấp vốn, dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được tác động thực tế của các khoản tín dụng xanh hay dự án bền vững.

Bên cạnh đó, hạn chế trong nhận thức cũng là một rào cản đáng kể. ESG vẫn là khái niệm còn khá mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, không chỉ đối với các nhà quản trị mà cả đội ngũ nhân viên và khách hàng doanh nghiệp.

Việc thiếu hiểu biết đầy đủ về nội hàm và tác động của ESG khiến cho việc tích hợp khung tiêu chí này thường mang tính hình thức, chưa trở thành một phần trong chiến lược kinh doanh cốt lõi. Sự thiếu hụt về tầm nhìn chiến lược cũng là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng chưa sẵn sàng chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững.

Một điểm nghẽn khác nằm ở yêu cầu đào tạo và xây dựng bộ máy chuyên trách ESG. Việc triển khai ESG không thể thành công nếu thiếu đi nguồn nhân lực có chuyên môn sâu và hiểu rõ về đánh giá rủi ro phi tài chính.

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các NHTM chưa đầu tư đúng mức vào đào tạo nội bộ, trong khi việc xây dựng phòng ban chuyên biệt lại đòi hỏi chi phí lớn và sự cam kết lâu dài. Đặc biệt, trong lĩnh vực cấp tín dụng - nơi ESG cần được tích hợp mạnh mẽ nhất - thì việc thiếu chuyên gia đánh giá rủi ro môi trường - xã hội là một khoảng trống đáng kể.

Từ thực tiễn trên có thể thấy, nỗ lực của từng ngân hàng là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng hành từ phía cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là NHNN, thông qua việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, hỗ trợ tài chính – kỹ thuật, và tạo cơ chế khuyến khích minh bạch thông tin ESG.

Về phía các ngân hàng, cần chủ động xây dựng lộ trình ESG phù hợp với năng lực nội tại, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từ đó tiệm cận các chuẩn mực toàn cầu về tài chính xanh và phát triển bền vững.

Khung pháp lý chuyên biệt về ESG cho ngân hàng

Việc tích hợp ESG vào hoạt động ngân hàng là một quá trình dài hạn, đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ cả cơ quan quản lý, hệ thống ngân hàng và các tổ chức hỗ trợ. Để khắc phục những hạn chế hiện tại và thúc đẩy áp dụng ESG hiệu quả hơn trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, cần triển khai một số giải pháp cụ thể như sau:

Theo bà Vũ Mai Chi, trước hết, Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng và ban hành một khung pháp lý chuyên biệt về ESG trong lĩnh vực ngân hàng, thay vì lồng ghép rải rác trong nhiều văn bản như hiện nay. Khung pháp lý này cần quy định rõ các nội dung tối thiểu mà tổ chức tín dụng phải thực hiện, bao gồm yêu cầu công bố thông tin ESG, quy trình đánh giá rủi ro môi trường - xã hội trong cấp tín dụng, và trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý. Việc triển khai nên có lộ trình cụ thể theo từng nhóm ngân hàng dựa trên quy mô tài sản và mức độ ảnh hưởng thị trường.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một đơn vị chuyên trách về ESG, không chỉ ở cấp chiến lược mà còn ở cấp tác nghiệp. Đơn vị này có trách nhiệm thiết kế khung đánh giá rủi ro ESG trong cấp tín dụng, theo dõi tuân thủ trong quá trình giải ngân và giám sát sau cấp vốn. Ngoài ra, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị ESG và các phòng ban nghiệp vụ như tín dụng, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ để đảm bảo ESG không bị tách rời khỏi quy trình vận hành chính.

Thứ ba, việc đào tạo đội ngũ chuyên môn về ESG cần được triển khai bài bản và có chiều sâu. Các chương trình đào tạo không chỉ dừng lại ở việc cung cấp khái niệm cơ bản, mà cần đi vào tình huống thực tiễn theo ngành nghề, ví dụ như đánh giá rủi ro môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng hoặc năng lượng. Các ngân hàng có thể hợp tác với các tổ chức quốc tế để xây dựng giáo trình, đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa huấn luyện chuyên sâu ở nước ngoài.

Cuối cùng, nên thiết lập cơ chế giám sát và đánh giá việc thực hiện ESG ở cấp hệ thống. Ngân hàng Nhà nước có thể công bố bảng xếp hạng ESG hàng năm cho toàn ngành ngân hàng, trong đó dựa trên bộ chỉ số ESG thống nhất đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, có thể xây dựng cơ chế thưởng - phạt rõ ràng, ví dụ như ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn tái cấp vốn hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho các ngân hàng có hiệu suất ESG tốt, đồng thời áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn với những ngân hàng không đạt yêu cầu công bố thông tin.

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

ESG Talk  - 7h
(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

Ý kiến ( )
Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

Tham vọng 'xanh hóa' của Hà Nội: Buộc dự án công dùng vật liệu tái chế

(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách ở Hà Nội sẽ phải dùng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 90% lượng chất thải xây dựng, trong đó 60% được tái chế.

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

Nguyên nhân khiến các tập đoàn công nghệ tăng phát thải carbon gấp 2,5 lần

(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

Năng lượng sạch toàn cầu hút 2.200 tỷ USD, gấp đôi nhiên liệu hóa thạch

(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều

(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản

(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.