EU bỏ phiếu áp thuế xe điện Trung Quốc: Sợ 'nguy hiểm', Hungary sẽ phủ quyết
(VNF) - Ủy ban châu Âu (EC), đơn vị đang tiến hành cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, đã đưa đề xuất về mức thuế quan cuối cùng để 27 quốc gia thành viên bỏ phiếu vào ngày 4/10.
- ‘BYD vẫn có xe điện rẻ nhất tại Mỹ dù bị áp thuế 100%’ 18/09/2024 01:15
Cuộc bỏ phiếu được theo dõi chặt chẽ vào sáng 4/10 dự kiến sẽ ghi nhận nhiều phản ứng trái chiều. Trong khi Hungary là nước chỉ trích mạnh mẽ, Pháp và Ý là những nước ủng hộ kế hoạch, Tây Ban Nha đang cố gắng đưa ra quyết định cuối cùng còn Đức thì đang đang "choáng váng" vì chiến dịch phản đối không thành.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 3/10, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto nêu rõ Hungary sẽ phủ quyết đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm áp thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc vì kế hoạch này "có hại và nguy hiểm".
Trong khi đó, các nguồn thạo tin mới đây cho hay Pháp, Hy Lạp, Italy và Ba Lan sẽ bỏ phiếu ủng hộ. Sự ủng hộ này đủ để EU thúc đẩy những biện pháp thương mại cấp cao nhất dù có thể đối mặt với các biện pháp thương mại đáp trả từ Trung Quốc.
Cuộc bỏ phiếu là kết quả của cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng được Chủ tịch EC Ursula von der Leyen công bố lần đầu vào tháng 9 năm ngoái.
“Thị trường toàn cầu giờ đây đang ngập trong ô tô điện giá rẻ và mức giá của chúng được giữ ở mức thấp phi lý nhờ các khoản trợ cấp khổng lồ từ nhà nước. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi xin được công bố rằng uỷ ban sẽ mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc”, bà von der Leyen nói với các các thành viên của Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg vào thời điểm đó.
Cuộc điều tra bắt đầu ngay sau bài phát biểu của bà Leyen, các quan chức EU đã đến thăm hơn 100 địa điểm sản xuất ô tô trên khắp Trung Quốc. Ba công ty lớn là BYD, Geely và SAIC được chọn làm đại diện cho ngành công nghiệp xe điện và được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết gồm nhiều chương về hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với chính phủ Trung Quốc, bên cũng tham gia vào cuộc điều tra.
Ủy ban châu Âu sau đó kết luận rằng các công ty châu Âu có nguy cơ bị đẩy khỏi thị trường xe điện béo bở và phải chịu những tổn thất không bền vững, với hậu quả đau đớn đối với 2,5 triệu việc làm trực tiếp và 10,3 triệu việc làm gián tiếp trong khối.
Triển vọng ảm đạm đã khiến EC đề xuất mức thuế bổ sung nhằm bù đắp tác động gây hại của các khoản trợ cấp và thu hẹp khoảng cách giá giữa Trung Quốc và EU.
Các mức thuế được đề xuất, sẽ được áp dụng ngoài mức thuế 10% hiện tại, thay đổi tùy theo thương hiệu và mức độ hợp tác với cuộc điều tra của EC, bao gồm Tesla (7,8%), BYD (17%), Geely (18,8%) và SAIC (35,3%).
Theo các quy định của EU, EC có thể áp thuế trong 5 năm tới trừ khi đa số hợp pháp trong 15 quốc gia đại diện cho 65% tổng dân số EU bỏ phiếu chống lại kế hoạch này.
Trong mọi trường hợp, quyết định cuối cùng phải được đưa ra trước ngày 30/10, thời hạn pháp lý được thiết lập bởi cuộc điều tra chống trợ cấp.
Trung Quốc thời gian gần đây đã tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán căng thẳng với EU để đảm bảo một giải pháp chính trị có thể ngăn chặn các khoản thuế bổ sung. Một lựa chọn được ưu tiên là Trung Quốc cam kết thiết lập mức giá tối thiểu cho ô tô điện của mình, mặc dù việc thực hiện giải pháp này được cho là đầy thách thức trong thực tế và đi kèm nhiều lỗ hổng.
Bên cạnh đó, các quan chức Trung Quốc đã làm việc chăm chỉ tại các thủ đô châu Âu, bao gồm Berlin, Paris và Rome, để thuyết phục các quốc gia từ chối áp thuế quan mới. Nỗ lực vận động hành lang này đã lên đến đỉnh điểm vào tháng trước khi Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, sau chuyến đi bốn ngày khắp Trung Quốc, đã thay đổi quan điểm và thúc giục EC "xem xét lại" đề xuất.
Tuy nhiên, Tây Ban Nha không phải là quốc gia đáng chú ý vào sáng 4/10. Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Đức, một cường quốc công nghiệp với ngành ô tô có tên tuổi trên thế giới và mối quan hệ thương mại sâu sắc với thị trường Trung Quốc.
Trước đó, Chính phủ và các nhà sản xuất ô tô của Đức đã nhiều lần bày tỏ quan ngại “cuộc chiến thương mại” với Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ngành sản xuất ô tô của nước này. Theo các nhà sản xuất ô tô của Đức, việc Trung Quốc có động thái đáp trả sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hãng xe Đức tại thị trường châu Á quan trọng này.
Trong một tuyên bố đưa ra vào đầu tuần, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Trung Quốc và EU tiếp tục tiến trình đàm phán. "Tất nhiên, chúng ta phải bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi các hoạt động thương mại không công bằng. Tuy nhiên, phản ứng của chúng ta với tư cách là EU không được dẫn đến việc chúng ta tự gây tổn hại cho chính mình", ông Scholz nhấn mạnh thêm.
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng BMW Oliver Zipse hiện cũng đang kêu gọi chính phủ Đức bỏ phiếu chống lại quyết định tăng thuế của EU, vì điều này có thể sẽ gây ra "các tranh chấp thương mại không có lợi cho bất kỳ bên nào".
'Bản án tử' de dọa xe điện Trung Quốc tại Mỹ
- Nga tuyên bố sát cánh cùng Trung Quốc trong các vấn đề châu Á 03/10/2024 05:10
- Công ty Nga phải đổi đậu gà lấy gạo vì khó thanh toán xuyên biên giới 03/10/2024 01:31
- Telegram tiết lộ thông tin người dùng với nhiều chính phủ từ năm 2018 03/10/2024 09:58
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.