Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, các nhà quản lý Trung Quốc sẽ cho phép các nhà phát triển bất động sản đủ năng lực được phát hành trái phiếu để cấp vốn cho hoạt động mua lại các dự án bất động sản và hoàn thiện các tòa nhà còn dang dở.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp ngày 10/12 giữa hiệp hội các nhà đầu tư định chế thị trường tài chính quốc gia với các đại diện từ các công ty bất động sản trong nước, theo Securities Times.
Điều này xảy ra chỉ một ngày sau khi Fitch Ratings tuyên bố Evergrande đang ở trong tình trạng "vỡ nợ hạn chế". Ngoài ra, trong cùng tuần này, một nhà phát triển bất động sản khác là Kaisa cũng không thể đạt được thoả thuận với các chủ đầu tư, khiến công ty này cũng lâm vào tình trạng không trả được nợ.
Việc nhiều nhà phát triển bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn khiến nỗi bất an lan toả trong ngành và làm nhiều người mua nhà bày tỏ lo lắng về việc liệu ngôi nhà của họ có được hoàn thiện và giao nhà đúng kế hoạch hay không.
Chính vì vậy, động thái mới nhất này của chính quyền Trung Quốc nhằm khuyến khích các công ty bất động sản thuộc sở hữu nhà nước và các công ty khác tiếp quản các dự án nhà ở đã bị đình trệ do thiếu vốn, trấn an thị trường bất động sản và cả những nhà đầu tư đang thấy bất ổn.
Đồng thời, đây cũng là cách các nhà chức trách hỗ trợ gián tiếp cho các công ty bất động sản thiếu tiền mặt như Evergrande và Kaisa để tránh rủi ro cho hệ thống tài chính của cả đất nước.
Phát biểu về sự kiện này, ông Yifan Hu, trưởng kinh tế Trung Quốc của UBS Global Wealth Management, cho biết: “Khoảng một nửa trong số 10 công ty bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước, vì vậy có khả năng xảy ra các vụ mua bán lớn trong ngành bất động sản”.
Trong một diễn biến khác liên quan tới vụ vỡ nợ của nhà phát triển bất động sản Evergrande, CNBC đưa tin tập đoàn này đã vỡ nợ một cách “êm đẹp” nhờ không lên tiếng thông báo tình trạng chính thức và sự im lặng bất thường từ các cơ quan xếp hạng.
Ngoại trừ Fitch Ratings xếp hạng công ty xuống mức “vỡ nợ hạn chế”, các cơ quan xếp hạng khác vẫn đang giữ im lặng hoặc rất hạn chế lên tiếng về vấn đề này.
Theo bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng của Natixis cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: “Trung Quốc không nói rõ vì họ không có áp lực phải nói rõ. Các cơ quan xếp hạng nên đẩy mạnh việc này. Không ai muốn gắn nhãn “vỡ nợ” cho Evergrande vì họ không muốn phải gánh chịu hậu quả và còn đang cố gắng tăng những những gì họ có thể thu được từ tập đoàn này”.
Bà Alicia cũng nói thêm rằng việc không đặt nhãn “vỡ nợ” chính thức cho Evergrande cho phép công ty tái cơ cấu nợ của mình với chi phí thấp hơn.
Xem thêm >> Evergrande chuẩn bị ‘sụp đổ có kiểm soát’ dưới sự sắp xếp của chính quyền Trung Quốc?
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.