Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Fitch cho biết việc điều chỉnh triển vọng phản ánh tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam, trong các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Fitch cho rằng du lịch đóng góp trực tiếp 10% GDP nhưng đóng góp của nó vào GDP nói chung cao hơn con số này thông qua các tác động gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3/2020 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.
Về xuất khẩu, Fitch đánh giá các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ và Trung Quốc đang suy giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Xuất khẩu yếu ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2020 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu trong nước được đánh giá sẽ trầm lắng, do các biện pháp giãn cách xã hội cứng rắn. Dù vậy, Fitch nhận định giới chức Việt Nam đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm xoa dịu tác động từ việc này.
Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 tăng 3,3%, thấp hơn đáng kể so với mức 7% năm ngoái, do tác động của đại dịch. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất của Việt Nam kể từ giữa thập niên 80.
Trước đó, vào ngày 31/3, Fitch Solutions – 1 thành viên của Fitch Group cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 xuống 2,8% - thấp nhất 34 năm. Tốc độ này giảm so với dự báo trước đó là 6,3%, do cả 3 lĩnh vực chính - sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ đều chịu tác động từ Covid-19. Tuy nhiên, Fitch Solutions cho biết nghiên cứu của mình được thực hiện độc lập và không phản ánh quan điểm của Fitch Ratings.
Về tổng thể, Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng của Việt Nam ở mức BB do triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong trung hạn, thời gian ổn định vĩ mô được kéo dài kỷ lục, nợ chính phủ thấp hơn và khả năng tài chính tốt hơn so với nhiều nước cùng trình độ phát triển, đặc biệt là có nguồn dự trữ ngoại tệ tốt được tích lũy từ nhiều năm trước.
Theo nhận định của Fitch, tài khoản vãng lai Việt Nam sẽ chuyển sang thâm hụt nhẹ vào năm 2020, từ mức thặng dư khoảng 3,0% năm 2019, do xuất khẩu, du lịch và kiều hối giảm. Tuy nhiên, sẽ thặng dư trở lại năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Fitch nhận định thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2020 sẽ tăng lên 6,5% GDP so với 3,4% năm 2019 do chính phủ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng nợ của chính phủ được dự báo tăng lên 42,5% GDP, từ khoảng 38% GDP vào năm 2019, phù hợp với trung vị 'BB'.
Theo đánh giá của Fitch, các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện thời gian qua như: cắt giảm lãi suất, điều chỉnh nhẹ tỷ giá (mức giảm ít hơn nhiều các nước trong khu vực), dự trữ ngoại hối đạt mức cao kỷ lục 78,5 tỷ USD vào năm 2019… khiến tỷ lệ thanh khoản của Việt Nam có khả năng vẫn vượt xa mức trung bình của 'BB', ở mức khoảng 300%.
Fitch kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu trong nước dần hồi phục, xuất khẩu, du lịch và FDI tăng trở lại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.